ClockThứ Sáu, 24/10/2014 05:36

Nỗi lo của những người sống cạnh công trình

TTH - Hàng loạt các tuyến đường bị đào xới kéo dài, không những gây nguy hiểm cho người, phương tiện tham gia giao thông mà làm cuộc sống, sinh hoạt của người dân bị xáo trộn. Vấn đề càng nóng khi mùa mưa bắt đầu.

Dự án giao thông mang tính phúc lợi, nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu lưu thông, phát triển kinh tế xã hội của các địa phương. Hẳn nhiên, người dân cũng ý thức được điều đó và rất cảm thông với đơn vị thi công. Tuy nhiên, không vì thế mà thi công thiếu an toàn, không đồng bộ, kéo dài… ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày cũng như hoạt động chung của xã hội.

Chủ một doanh nghiệp tư nhân bên một công trình thi công kéo dài than thở: - “Gần 2 năm nay chẳng giao dịch buôn bán được gì; trong lúc tiền thuế, mặt bằng phải đóng mỗi tháng gần 3 triệu đồng; bởi trước mặt cơ sở bị đào một đường ao sâu, nên khách ngại không vào. Đã vậy, còn bị ô nhiễm bụi, tiếng ồn. Dưới công trình này có hệ thống đường ống cũ. Nếu để nguyên vẹn thì bị đơn vị chủ quản thu hồi, nên công nhân tranh thủ ngoài giờ, chặt phá ra để bán phế liệu, làm cho tiếng ồn cứ thường xuyên, liên tục, dân không bao giờ được yên…".
Dạo quanh một số tuyến đường trong đô thị như Điện Biên Phủ, Triệu Quang Phục, Ngô Thế Lân, Phùng Hưng… mới thấy hết nỗi khổ của người dân sống bên công trình. Từng dãy ao sâu ngang qua trước nhà được đào để lắp hệ thống cấp thoát nước và các hạ tầng kỹ thuật khác đã tồn tại từ nhiều tháng nay, có đoạn nước ngập sâu hoắm. Người dân phải dùng ván bắc tạm để ra vào nhà; các vị trí gom nước thì càng nguy hiểm, người dân phải lấy thêm vật liệu đậy lại, sợ trẻ nhỏ sẩy chân. Việc kinh doanh buôn bán hai bên đường đành phải ngưng trệ…
Đáng ra, những công trình trong đô thị có mật độ dân cư cũng như phương tiện lưu thông lớn thì cần phải đẩy nhanh tiến độ, thi công theo kiểu cuốn chiếu, dứt điểm từng phần để phục vụ đi lại và tạo điều kiện cho người dân sinh hoạt, làm ăn. Đằng này lại kéo dài cả thời gian lẫn không gian. Ngoài vốn, mặt bằng, năng lực nhà thầu… một trong những nguyên nhân được chỉ ra là thiếu sự phối hợp trong triển khai thi công giữa đơn vị thi công nền mặt đường với các đơn vị thi công thoát nước và hạ tầng kỹ thuật bên dưới. Cứ mạnh ai nấy đào, không hoàn trả mặt bằng kịp thời… đã biến công trình thành những cái bẫy hiểm nguy.
Thi công không dứt điểm, nhiều hạng mục công trình dở dang, dầm mưa dãi nắng còn gây lãng phí trong đầu tư; đặc biệt, khi mưa lũ ập đến thì sự thất thoát không thể tránh khỏi. Cho nên, việc phối hợp, tổ chức thi công khoa học, hợp lý là điều cần thiết, không chỉ cho các công trình giao thông mà còn cho nhiều dự án, công trình khác; nhằm đẩy nhanh tiến độ, mang lại lợi ích thiết thực cho chính quyền và người dân trong vùng dự án, hạn chế những thiệt hại xảy ra.
Đặng Thành
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hội nghị trực tuyến triển khai Luật Thanh tra và các văn bản liên quan

Ngày 29/3, Thanh tra (TT) Chính phủ tổ chức Hội nghị trực tuyến tuyên truyền, phổ biến Luật Thanh tra (TT) và các văn bản hướng dẫn thi hành đối với cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan TT. Tại Thừa Thiên Huế, Chánh TT tỉnh Lương Bảo Toàn cùng gần 100 cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan TT tham dự.

Hội nghị trực tuyến triển khai Luật Thanh tra và các văn bản liên quan
Thực hiện tốt hơn việc tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ

Đó là khẳng định của UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình tại hội nghị tổng kết thực hiện các Quyết định số 75/2013/QĐ-TTG ngày 06/12/2013 và Quyết định số 35/2017/QĐ - TTG ngày 25/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách và công tác bảo đảm đối với tổ chức, cá nhân làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập (TKQT) hài cốt liệt sĩ (HCLS) ngày 27/3 tại Nghệ An.

Thực hiện tốt hơn việc tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ

TIN MỚI

Return to top