ClockThứ Tư, 16/06/2021 14:55

Nỗi lo mùa EURO

Rất đông người. Tất cả họ đều chúi người nhìn xuống mặt nước. Cả khi những người công an thổi còi và ra hiệu không được dừng lại, vẫn thấy một vài người bổ sung vào đám đông đó. Lại một vụ nhảy cầu nữa. Tôi đoan chắc và cho xe chạy qua. Cố không hình dung đến khả năng tồi tệ nhất cho những người còn lại của một gia đình nào đó.

“Hôm nay có vụ nhảy cầu ở Bãi Dâu” – vị khách trẻ của tôi nói. “Ở Dã Viên chứ - chồng tôi hỏi lại – hồi đầu giờ chiều chú đi qua, người ta đứng xem đông đen!” “Rứa là hai vụ rồi – khách nói – mà vòng chung kết EURO 2020 cũng chỉ mới bắt đầu. Con thấy sợ!”.

Cuộc trò chuyện trong một đêm cuối tuần, nhẽ ra là những gì rất vui đã bị chững lại. Khách trẻ vốn không quá mê đá bóng, nhưng những người bạn của cậu thì không thế và niềm đam mê được thêm chất xúc tác là những con số cá độ trước giờ bóng lăn của các trận đấu. Có hôm cậu được mời vì bạn thắng độ, nhưng những lần như thế không đếm đủ trên một bàn tay. Cậu kể, lắm khi phải tắt máy tránh những cuộc gọi mượn tiền để chung độ. Tiền cho những cuộc như thế, rất khó quay trở về. Tình cảm bạn bè cũng vì thế mà vơi bớt dần. “Nhưng điều đó không quan trọng bằng việc gia đình bạn tan tác – khách nói – Con thương cho ba mẹ của bạn, mà không biết làm răng cho đặng. Khuyên can cũng đâu được…”.

Chắc chắn người chọn cách nhảy cầu đã lâm vào tình trạng quẫn bách. Số tiền vài trăm triệu đồng đối với người lao động, thậm chí là lao động phổ thông – nhất là trong giai đoạn dịch bệnh như bây giờ - là một khoản quá lớn. Không trả được, nó sẽ sinh sôi không chỉ ở cấp số cộng khi tham gia vào cuộc chơi nặng lãi. Tôi nghĩ đến những khuôn mặt bặm trợn khi đi đòi nợ mà mình đã từng trông thấy, không phải ở trong phim. Tôi nhớ sự thất thần của một người quen trước những khoản nợ từ cá độ bóng đá không thể thu xếp được. Nhớ gương mặt rầu rĩ, trĩu nhoài nỗi lo âu của người vợ khi bối rối cùng chồng tìm cách giãn nợ và cho đến bây giờ, việc “kéo cày” trả những khoản nợ tự gây ra vì thói cờ bạc vẫn chưa biết đến bao giờ mới dứt điểm.

Không biết khi chọn một tỷ số, người ta có nghĩ đến hệ quả xảy đến với chính mình, với cha mẹ, vợ con không? Khi chọn cách gieo mình xuống dòng nước để tự giải thoát tình trạng bế tắc ấy, họ có nghĩ đến nỗi đau của những người ở lại? Ngay cả khi được cứu thoát, họ có nghĩ đến những di chứng không chỉ cho bản thân, cho gia đình mà cho cả xã hội hay không?

Pháp luật không chấp nhận và không dung thứ đối với tệ nạn xã hội này. Nhưng trước hết, phải là những người xem/người đam mê lành mạnh, tỉnh táo và điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào nhận thức của từng bản thể.

Đó cũng chính là nỗi lo mùa EURO và cả khi mà những trái bóng của vòng loại World Cup trước đó đã lăn trên sân cỏ.

Lê Nguyễn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nỗi lo vũ khí, vật liệu nổ và pháo

Cận kề Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, tình trạng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ (VK, VLN, CCHT) và pháo nổ là vấn đề đáng quan tâm.

Nỗi lo vũ khí, vật liệu nổ và pháo
Nỗi lo thực phẩm bẩn

Những ngày qua, lực lượng nghiệp vụ Công an tỉnh phát hiện, thu giữ nhiều thực phẩm không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ; trong số đó, có những thực phẩm bốc mùi hôi thối. Đây thực sự là điều đáng lo ngại đối với người tiêu dùng.

Nỗi lo thực phẩm bẩn
Nỗi lo của nội

Tuổi thơ sống ở làng, tôi như thấm dần nỗi lo của nội. Hơn 20 năm trước, nhớ cứ mỗi lần mưa lụt lớn là nội lo dữ lắm. Nào lo thiếu củi đun, lo mưa cứ kéo dài không đi làm được, nào lo nhà dột và lo nhất là nước lụt vào nhà. Mệ kể và tôi nghe cũng hãi hùng về cơn bão số 8 năm 1985. Mưa to gió lớn suốt cả ngày đêm không nghỉ. Mái nhà tôn (nhà trên) và mái ngói (nhà dưới) bị gió giật mạnh như muốn hất tung lên. Cả nhà sợ quá, phải chui xuống gầm giường. Thế nhưng, sáng thức dậy, hơn nửa mái ngói cũng bị lột sạch trong sự ngỡ ngàng của mọi người.

Nỗi lo của nội
Hiện vật & nỗi lo bảo quản

Kho bảo quản cho đến hệ thống trưng bày đều tận dụng lại từ công trình cũ được cải tạo lại nên không phù hợp với công năng bảo tàng; các trang thiết bị dù được đầu tư nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu công tác bảo quản hiện vật... là thực trạng mà Bảo tàng Mỹ thuật Huế - bảo tàng công lập thành lập được gần 5 năm qua, đang phải đối mặt. Nỗi lo an toàn cho hiện vật và mong ước có một kho bảo quản bài bản luôn được lãnh đạo đơn vị trăn trở.

Hiện vật  nỗi lo bảo quản

TIN MỚI

Return to top