ClockThứ Tư, 11/11/2015 06:07

Nỗi lo tai nạn thương tích tiềm ẩn

TTH - Chỉ một phút bất cẩn, nhiều người đã không bảo vệ được con khi chẳng may bị tai nạn thương tích ngay trong chính gia đình mình. Trong nhiều trường hợp, trẻ cần được sơ cấp cứu tại chỗ mới vượt qua  nguy hiểm.
Hội Chữ thập đỏ tỉnh tổ chức huấn luyện sơ cấp cứu

Tai ương từ sự bất cẩn

Theo các bác sĩ Khoa Cấp cứu đa khoa, Bệnh viện TW Huế: Trẻ em bị tai nạn thương tích vào cấp cứu thường bị chấn thương sọ não, gãy tay, chân. Nguyên nhân chủ yếu do tai nạn trong sinh hoạt như trèo cao, chạy nhảy, thỉnh thoảng bị tai nạn giao thông. Tỷ lệ mỗi năm chiếm khoảng 1% so với tổng số bệnh nhân cấp cứu do tai nạn vào khoa. Nếu không cấp cứu kịp thời (3 giờ sau khi bị thương tích) thì khả năng bệnh nhân bị tàn phế rất cao. Lưu ý khi đưa bệnh nhân đi cấp cứu, nên gọi xe cấp cứu 115 để có bác sĩ chuyên khoa xử lý, tuyệt đối không nên đi tắc xi hoặc các phương tiện giao thông khác, vì nếu để bệnh nhân nằm (hoặc ngồi) sai tư thế trong lúc bị thương (đặc biệt gãy xương) sẽ nguy hiểm, làm vết thương nặng thêm, có trường hợp làm bệnh nhân bị choáng dẫn đến tử vong.

Xuân Hồng

Không còn nước mắt để khóc khi hơn một tháng nay, cậu con trai 17 tháng tuổi, con đầu lòng của chị Trần Ngọc Anh (Phong Điền) phải phẫu thuật mổ sọ lấy máu tụ. Chỉ vì một phút bất cẩn làm đổ nước trên sàn nhà đã khiến cậu bé trượt ngã. Bố mẹ cháu chủ quan cho rằng, cháu sẽ không sao khi thấy cháu cũng chơi đùa bình thường. Nhưng hai hôm sau, cháu bé có dấu hiệu mệt mỏi, nằm li bì, sốt cao, gia đình đem vào cấp cứu tại Bệnh viện T.W Huế thì mới phát hiện bị máu tụ ở não.

Từ câu chuyện của chị Anh, nhiều người giật mình: Trượt chân, té ngã dưới nước là tai nạn mà trẻ nhỏ thường gặp. Còn nhớ cách đây không lâu, tại một nhà trẻ ở huyện Quảng Điền, một cháu bé đi sau lưng cô giáo mà cô không biết.

Lúc đó, trời đang mưa, sân trường ngập nước nên cháu bị ngã xuống nước và không ngẩng đầu lên được. Khi cô giáo phát hiện, bồng cháu vào lớp và gọi người cấp cứu thì cháu đã tử vong. Hay, cái chết của cháu bé ở Trường An (TP Huế) cách đây mấy năm khiến nhiều người ngậm ngùi. Cháu bé hơn 2 tuổi ở nhà với bà nội, bà lúi húi nấu cơm, cháu chơi lúc thúc ngoài sân. Trong lúc chơi đùa, cháu lấy bóng ném vào thùng nước của gia đình nhưng khi cúi xuống lấy bóng thì bị mắc kẹt, mặt ngập sâu xuống nước, chân hổng lên trời. Khi bà nội chạy lên kéo cháu ra thì đã không cứu kịp.

Trẻ em bị tai nạn thương tích tại gia đình trở thành một vấn đề đáng quan tâm. Nguyên nhân trước hết là do sự hiếu động, tò mò, nghịch ngợm của trẻ nhỏ. Các em chưa nhận thức được đầy đủ những mối nguy hiểm tiềm ẩn xung quanh mình. Bên cạnh đó, sự lơ là, chủ quan, thiếu kiến thức của người lớn dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Những tai nạn mà trẻ thường gặp trong gia đình mình là xạc điện thoại cắm lủng lẳng trong ổ điện cũng khiến nhiều trẻ tò mò, ngậm vào miệng nên bị điện giật. Mới đây, trường hợp của bé Gia Bảo (TP Huế) đang ngủ trưa với mẹ ở tầng 2 thì lững thững trèo cầu thang xuống nhà. Chẳng may, trượt chân lăn từ cầu  thang xuống đất gãy chân. Hay, trường hợp của cháu Lê Quang (Phú Vang) uống nhầm chai dầu hoả mẹ để ở góc nhà, khi em ói mửa toàn mùi dầu, người mẹ mới phát hiện ra và đưa đi bệnh viện cấp cứu lúc nửa đêm.

Học kỹ năng sơ cấp cứu

Trong vòng hai năm, Hội Chữ thập đỏ tỉnh đã tổ chức huấn luyện sơ cấp cứu cho hơn một ngàn giáo viên mầm non trên toàn tỉnh. Ông Trần Văn Nhân - Phó Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ tỉnh cho biết: Nhu cầu của phụ huynh trong việc học các lớp kỹ năng về sơ cấp cứu là rất lớn nhưng hội mới mở các lớp dành cho giáo viên mầm non ở các huyện. Trong quá trình tham gia tập huấn 10 nội dung sơ cấp cứu, hầu hết các giáo viên mẫu giáo đều rất tích cực và nhận thấy sự cần thiết cho bản thân, gia đình và công việc. Thậm chí, có nhiều người ở các tỉnh khác biết thông tin cũng đến đăng ký tham gia lớp học.

Sau khi được huấn luyện, nhiều người vỡ vạc ra hàng loạt vấn đề. Có những trường hợp phải tự xử trí khẩn cấp ngay tại hiện trường trước khi đưa các cháu đến bệnh viện. Chẳng hạn, sự cố dị vật đường thở rất nguy hiểm, nếu tắt hoàn toàn thì sẽ ngừng thở dẫn đến ngừng tim và tử vong. Chị Nguyễn Minh Ngọc (Hương Thuỷ) cho biết: Sau khi học xong, tôi đã biết cách xử lý khi trẻ nuốt dị vật. Những lúc đó phải nhanh chóng đặt trẻ đầu thấp hơn ngực, sử dụng phương pháp vỗ lưng và ấn ngực để tống dị vật ra làm thông đường thở, nếu trẻ ngừng thở, ngừng tim thì nhanh chóng hồi sinh tim, bằng cách ép tim và thổi ngạt.

Cũng theo ông Nhân, hầu như các học viên chưa nắm được nguyên tắc cơ bản để sơ cứu kịp thời cho nạn nhân. Chẳng hạn, trường hợp đuối nước thì nhanh chóng đưa lên khỏi mặt nước, nếu nạn nhân bất tỉnh, ngừng thở, ngừng tim thì phải kiểm tra làm thông đường thở và hồi sinh tim phổi mới có cơ hội cứu sống. Trường hợp trẻ bị điện giật thì phải cắt ngay nguồn điện. Còn nếu không thể cắt nguồn điện phải dùng vật liệu không dẫn điện đẩy dây điện ra khỏi người trẻ. Sau đó, vỗ mạnh 3 - 5 cái vào vùng ngực cháu. Phụ huynh đặt trẻ lên nền cứng, nới lỏng quần áo và kiên trì hô hấp đến khi nào nạn nhân tự thở, nhịp tim đập trở lại mới thôi.

Gánh nặng về thương tích rất lớn không chỉ cho gia đình nạn nhân mà còn cho toàn xã hội bởi nó dẫn đến những chi phí y tế và xã hội đáng kể, nhất là các trường hợp thương tích gây khuyết tật vĩnh viễn. Vấn đề này cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa các tổ chức, đoàn thể và chính gia đình các em trong việc tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức để có thể chuyển đổi hành vi ứng xử trong cộng đồng, nhất là gia đình trong việc phòng chống tai nạn thương tích trẻ em.

Bài, ảnh: Huế Thu
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hành trình đến với Trường Sa

Trong những ngày đầu tháng tư lịch sử, tôi vinh dự được cùng Đoàn tỉnh Thừa Thiên Huế gồm 25 thành viên do ông Nguyễn Nam Tiến - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh làm Trưởng đoàn tham gia Đoàn công tác số 5 đi thăm quần đảo Trường Sa theo Kế hoạch của Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam từ ngày 3/4 đến 11/4/2024.

Hành trình đến với Trường Sa
Sông Hai Nhánh - Dấu ấn hào hùng - Kỳ 1: Dòng sông máu

Mỗi khi nhắc đến sông Hai Nhánh, mấy anh em từng thoát ly tham gia kháng chiến, chúng tôi đều ước mong có dịp quay trở lại địa điểm được ghi nhận là ác liệt nhất khi từ đồng bằng lên hậu cứ. Được Bí thư Thị ủy Hương Thủy Lê Ngọc Sơn giúp đỡ và đích thân Chủ tịch UBND xã Dương Hòa Lê Văn Thức trực tiếp đưa đi, cuối cùng chúng tôi toại nguyện.

Sông Hai Nhánh - Dấu ấn hào hùng - Kỳ 1 Dòng sông máu
Thăm và tặng quà cho các gia đình chiến sĩ Điện Biên

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024), ngày 24/4, UVTV Tỉnh uỷ, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP. Huế Phan Thiên Định cùng lãnh đạo thành phố đã đến thăm và tặng quà cho các gia đình chiến sĩ, thanh niên xung phong trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ.

Thăm và tặng quà cho các gia đình chiến sĩ Điện Biên
Return to top