ClockThứ Sáu, 19/10/2018 09:28

“Nơi tài chính gặp các thị trường khí hậu”

TTH - Được tổ chức từ ngày 16-17/10 tại thủ đô Vienna, Áo với chủ đề “Nơi tài chính gặp các thị trường khí hậu”, Diễn đàn Kinh doanh Khí hậu thường niên lần thứ 5 (CBF 2018) của Công ty Tài chính quốc tế (IFC), một thành viên của Nhóm Ngân hàng Thế giới (WBG) giới thiệu đến các nhà lãnh đạo những giải pháp thực tế cho các khoản đầu tư kinh doanh khí hậu tại các thị trường mới nổi.

IFC cam kết 3,4 tỷ USD đảm bảo tăng trưởng bền vững ở Đông Á-Thái Bình DươngIFC thúc đẩy khu vực tư nhân ở các quốc gia đang phát triểnIFC thúc đẩy tăng trưởng đối với các nước đang phát triển

IFC không ngừng hợp tác với các tổ chức quốc tế, nhằm mở rộng quy mô xây dựng bền vững tại các thị trường mới nổi. Ảnh: Asia Green Buildings

Theo IFC, tổ chức tài chính phát triển toàn cầu lớn nhất tập trung vào khu vực tư nhân tại các thị trường mới nổi, đến năm 2030, khoảng 1/3 thế giới sẽ sống ở các thành phố với ít nhất 1/2 triệu dân. Diễn đàn khí hậu của IFC tìm ra những cách thức về khí hậu thông minh cho các thành phố để phát triển những tòa nhà xanh.

Bên cạnh đó, sự kiện sẽ cung cấp cho các nhà sáng tạo đổi mới trong lĩnh vực kinh doanh khí hậu thông minh, đầu tư và hoạch định một cơ hội không thể bỏ qua đối với sự phát triển kinh doanh mới, kết nối mạng lưới và trao đổi kiến thức.

CBF 2018 nhóm họp các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, nhà đầu tư và đại diện Chính phủ để thảo luận những giải pháp thực tiễn và cách tiếp cận sáng tạo, nhằm mở rộng các đầu tư khí hậu thông minh trong khu vực. Những người tham dự sẽ được hưởng lợi từ quan điểm toàn cầu của IFC về kinh doanh khí hậu, tập trung vào các cơ hội ở khu vực châu Âu và Trung Á, đồng thời thảo luận về việc hoạch định chính sách cần thiết để cho phép mở rộng hơn nữa những cơ hội như vậy.

Đáng chú ý, châu Âu và Trung Á là khu vực có nhiều hứa hẹn đối với việc đầu tư khí hậu thông minh trong các lĩnh vực, từ các thành phố khí hậu thông minh, năng lượng tái tạo, các công trình xanh, giao thông vận tải sạch, đến quản lý chất thải. Chẳng hạn như, đối với riêng các tòa nhà xanh, ước tính cho thấy thị trường trong khu vực này đối với các tòa nhà mới được dự kiến ​​đạt 42 tỷ USD đến năm 2025.

Cơ hội không thể bỏ qua

Hành động khí hậu cấp bách đã và đang đạt được nhiều động lực hơn, với việc phát hành một báo cáo mới của Ủy ban Liên Chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC), trong đó cảnh báo rằng ngay cả ở mức nóng lên 1,5 độ C, thì hành tinh cũng sẽ chứng kiến ​​những tác động thảm khốc không thể đảo ngược, và hạn chế sự nóng lên toàn cầu đòi hỏi cách tiếp cận nhanh chóng và có tầm ảnh hưởng sâu rộng đối với năng lượng, sử dụng đất, các tòa nhà, giao thông vận tải và các thành phố. Cùng với những thách thức to lớn, biến đổi khí hậu cũng mở ra cánh cửa cho các khoản đầu tư, có thể được kích hoạt thông qua một hành động phối hợp của các doanh nghiệp và Chính phủ.

"IFC đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy kinh doanh khí hậu tại các thị trường mới nổi, bằng cách cung cấp cả nguồn vốn và tư vấn, tận dụng tài chính công và tư nhân, đồng thời đóng vai trò là đơn vị kết nối để thiết kế và thực hiện các giải pháp khí hậu thông minh tại những thị trường mới nổi. Đó là lý do tại sao chúng tôi tổ chức sự kiện thường niên này để cùng suy nghĩ về các giải pháp và cách thức để thực hiện chúng”, bà Alzbeta Klein, Giám đốc IFC về kinh doanh khí hậu cho hay.

Cũng theo IFC, kinh doanh khí hậu là câu chuyện tăng trưởng kinh tế của "ngày hôm nay và ngày mai". Tính đến năm 2018, 189 quốc gia đã đệ trình các kế hoạch chuyển đổi nền kinh tế và cơ sở hạ tầng của họ, nhằm làm giảm carbon và tăng cường khả năng phục hồi trước biến đổi khí hậu. IFC ước tính, các kế hoạch hành động khí hậu của riêng 21 nền kinh tế thị trường mới nổi đại diện cho 23 nghìn tỷ USD trong các cơ hội đầu tư khí hậu thông minh. Hiểu được những cơ hội này sẽ giúp xác định sự thành công kinh doanh trong những thập kỷ tới.

Cụ thể, diễn đàn CBF 2018 sẽ thảo luận về những cơ hội ở châu Âu, Trung Á và Trung Đông trong các ngành công nghiệp khác nhau, từ xây dựng xanh, giao thông vận tải sử dụng điện năng, các thành phố khí hậu thông minh, kinh doanh nông nghiệp khí hậu thông minh, trái phiếu xanh và các công nghệ của tương lai, trong số những ngành công nghiệp khác.

Bà Wiebke Schloemer, Giám đốc IFC tại khu vực châu Âu và Trung Á nhận định: “Diễn đàn Kinh doanh Khí hậu 2018 là một cơ hội duy nhất cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư từ khu vực châu Âu và Trung Á tìm hiểu sâu hơn về khả năng tồn tại ở những thị trường này”.

"Các quốc gia trong khu vực châu Âu và Trung Á cung cấp một nền tảng tốt để thử nghiệm những đổi mới ​​và sáng kiến ​​mới về khí hậu thông minh, chẳng hạn như Sáng kiến các ​​thành phố của IFC, được phát triển trong khu vực châu Âu và Trung Á cách đây 10 năm, đã và đang trở thành một chương trình toàn cầu", bà Wiebke Schloemer nói thêm.

Giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu vẫn là ưu tiên chiến lược của IFC. Kể từ năm 2005 đến nay, IFC đầu tư 22,2 tỷ USD tài chính dài hạn từ ngân sách của tổ chức này, đồng thời huy động thêm 15,7 tỷ USD thông qua các quan hệ đối tác với các nhà đầu tư cho những dự án liên quan đến khí hậu, phản ánh sự đánh giá cao ngày càng tăng rằng, kinh doanh nông nghiệp khí hậu thông minh, các tòa nhà xanh, các thành phố thông minh, năng lượng sạch, trái phiếu xanh tượng trưng cho cơ hội đầu tư vào những thị trường mới nổi.

LÊ THẢO

(Tổng hợp và lược dịch từ IFC, Cvent & Devdiscourse)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Phi cần 277 tỷ USD/năm để thích ứng với khí hậu

Tham dự một hội nghị cấp cao về tài chính khí hậu, Chủ tịch nhóm Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB) Akinwumi Adesina vừa lên tiếng kêu gọi hành động khẩn cấp khi biến đổi khí hậu tiếp tục tàn phá nhiều quốc gia châu Phi.

Châu Phi cần 277 tỷ USD năm để thích ứng với khí hậu
WB nhận được cam kết hơn 11 tỷ USD để ứng phó với khí hậu và thách thức toàn cầu

Ngân hàng Thế giới (WB) vừa cho biết 11 quốc gia đã cam kết đóng góp hơn 11 tỷ USD cho các công cụ vốn kết hợp và bảo lãnh danh mục đầu tư mới, được thiết kế để mở rộng năng lực cho vay của WB thêm 70 tỷ USD trong một thập kỷ, nhằm giải quyết các vấn đề biến đổi khí hậu, đại dịch và các thách thức toàn cầu khác.

WB nhận được cam kết hơn 11 tỷ USD để ứng phó với khí hậu và thách thức toàn cầu
Chi phí nợ kỷ lục, nhiều quốc gia không đủ tài chính để chi tiêu cho khí hậu

Theo một báo cáo vừa được Đại học Boston công bố trước thềm hội nghị mùa xuân của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) sẽ diễn ra ngày 17 - 19/4 tới, các quốc gia mới nổi sẽ phải chi mức kỷ lục 400 tỷ USD để trả nợ nước ngoài trong năm nay và gần 40 quốc gia không thể chi số tiền cần thiết cho việc thích ứng với khí hậu và phát triển bền vững.

Chi phí nợ kỷ lục, nhiều quốc gia không đủ tài chính để chi tiêu cho khí hậu
Giờ Trái đất:
Tắt đèn, hành động vì khí hậu

Phong trào môi trường toàn cầu lớn nhất vừa được tổ chức vào ngày 23/3, khi Liên Hiệp Quốc (LHQ) kêu gọi mọi người trên khắp thế giới tắt đèn để ghi nhớ cuộc khủng hoảng hành tinh trong Giờ Trái đất, trong bối cảnh những người trẻ tìm kiếm cách làm mới để thúc đẩy hành động vì khí hậu.

Tắt đèn, hành động vì khí hậu

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top