ClockThứ Ba, 09/07/2019 14:00
Chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 8, HĐND tỉnh khóa VII:

Nóng các vấn đề tài nguyên môi trường

TTH.VN - Sáng 9/7, trong khuôn khổ Kỳ họp thứ 8, HĐND tỉnh đã diễn ra phiên chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu hội đồng Nhân dân. Các vấn đề chất vấn tập trung về việc nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI, vấn đề tài nguyên môi trường, an ninh trật tự…

Hôm nay (8/7), khai mạc Kỳ họp thứ 8, HĐND tỉnh khóa VIIChất vấn về tình hình tai nạn giao thông tiếp tục 'nóng'

Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Trường Lưu kết luận các vấn đề chất vấn

Điều chỉnh giá thu gom rác thải

Mở đầu phiên chất vấn, đại biểu Huỳnh Trường Hợi thắc mắc về quy định giá dịch vụ thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt sử dụng vốn ngân sách Nhà nước. Ông Hợi cho rằng những quy định của dịch vụ này còn chưa phù hợp, người dân thắc mắc bởi mức giá cao, tăng đột biến. Ngoài ra, dịch vụ thu gom rác chưa đáp ứng nhu cầu của người dân. 

Giải trình về thắc mắc của đại biểu Huỳnh Trường Hợi, Giám đốc Sở Tài chính Huỳnh Ngọc Sơn cho biết, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 94/2017 QĐUBND ngày 15/11 2017, trong đó có quy định lộ trình tăng gía dịch vụ với quy định tăng dần từ năm 2018 đến năm 2022 sẽ tính dùng, tính đủ theo cơ chế giá thị trường, nhằm đáp ứng yêu cầu tránh biến động giá dịch vụ quá lớn, ảnh hưởng đến đời sống Nhân dân và chi phí hoạt động cùa tổ chức, doanh nghiệp; giảm dần việc bù ngân sách phần chi phí thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt xã hội hóa lĩnh vực cung ứng dịch vụ thu gom vận chuyển, Nhà nước chỉ tập trung vào việc cấp bù ngân sách phần chi phí xử lý rảc thải sinh hoạt theo các qui trình công nghệ do cảc doanh nghiệp đầu tư và nhà nước đặt hàng xử lý.

Ông Huỳnh Cư chất vấn về vấn đề thu gom rác thải

Với phương án nêu trên, tâm lý các hộ gia đình cho rằng mức tăng quá cao. Nhưng mức tăng cao là do thay đổi cơ chế thu từ phí sang giá. Mức giá được lập, thẩm định trên cơ sở các định mức kinh tế kỹ thuật của các cơ quan chuyên môn là hợp lý và đúng qui định của pháp luật.

“Việc có sự biến động về giá chắc chắn sẽ tạo dư luận trong xã hội nhưng chủ yếu là do tâm lý được bao cấp của Nhà nước trong lĩnh vực phí diễn ra quá dài, đa số nguời dân chưa được tuyên truyền để hiểu rõ mức thu phí chi mới đáp ứng được một phần nhỏ chi phí thực tế để thực hiện công tác thu gom vận chuyển rác thải”, ông Sơn nhận định.

Liên quan đến vấn đề này, đại biểu Trần Gia Công cho rằng, lượng rác mỗi hộ dân thải ra khác nhau nhưng quy định thu giá đồng đều dẫn đến bất cập. Ông Công đề nghị giải thích thêm về tỉ lệ chấp hành đóng phí thu gom rác thải?

Người dân cho rằng giá dịch vụ thu gom rác thải hiện ở mức cao

Đại biểu Huỳnh Cư cũng làm nóng nghị trường khi nêu ý kiến về việc ban hành chính sách nhưng các cơ quan chức năng không có chủ trương tuyên truyền, điều này khiến người dân không hiểu. “Rác thải đang là vấn đề nóng. Tôi đồng tình với Giám đốc Sở Tài chính nhưng tại sao dịch vụ lại không tương xứng, người dân nộp cao hay thấp thì dịch vụ vẫn như vậy? Cần phải công khai, minh bạch về các dịch vụ thu gom rác. Ngoài ra, cách tính giá bình quân theo hộ cũng cần điều chỉnh, nên chăng tính theo bình quân đầu người. Phân loại rác tại nguồn là giải pháp căn cơ lâu dài, UBND tỉnh cần có đề án làm thí điểm, phân loại rác phù hợp”, ông Cư nhấn mạnh.

Giám đốc Sở Tài chính Huỳnh Ngọc Sơn đồng ý với các đại biểu về dịch vụ hiện vẫn chưa đảm bảo. Ông Sơn cho biết: “Khi chuyển phí sang giá người dân có quyền yêu cầu các cơ quan dịch vụ phải thực hiện theo quy định của mình. Ban hành giá này là giá tối đa nên trách nhiệm các tổ chức phải đảm bảo. Hiện nay, người Việt Nam chưa có thói quen phân loại rác. Chúng tôi tiếp thu ý kiến này, về lâu dài phân loại rác tại nguồn. Khi phân được nguồn rác sẽ có biện pháp. Rác thải đến lúc xem phải dịch vụ cần thiết trong đời sống. Khi trả tiền phải có dịch vụ tốt hơn.”

Giám đốc Sở Tài Chính trả lời chất vấn về vấn đề thu gom rác thải

Về vấn đề này, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Trường Lưu kết luận, đây là vấn đề nóng không chỉ ở Huế mà cả Việt Nam. Như báo cáo cơ quan chức năng, chuyển từ phí sáng giá mới đáp ứng được. Theo lộ trình 5 năm mới đáp ứng được khoảng 50% nên chi phí xử lý rác Nhà nước phải quan tâm. Dịch vụ vận chuyển rác thì đề nghị chính quyền các cấp kiểm tra chặt chất lượng. Trách nhiệm chính quyền các cấp cần tuyên truyền tốt hơn. Bộ đơn giá sau này sẽ điều chỉnh cho phù hợp, về lâu dài phải quy hoạch lại các điểm thu gom rác thải trên địa bàn để đảm bảo môi trường bền vững hướng tới mục tiêu thành phố huế sáng xanh sạch sáng

Cũng liên quan đến rác thải, ông Huỳnh Trường Hợi đề nghị UBND tỉnh cho biết thời gian hoàn thành việc xây dựng và đưa nhà máy xử lý rác thải Phú Sơn đi vào hoạt động? Giám đốc Sở Xây dựng Hoàng Hải Minh thông tin, tại Thừa Thiên Huế đang có 7 bãi chôn lấp chất thải rắn, UBND tỉnh đã giao cho các sở ngành xây dựng các dự án. Để giải quyết vấn đề rác thải khi đóng bãi rác Thủy Phương, UBND tỉnh đã hoàn thành kêu gọi đầu tư vào dự án ở Phú Sơn. Dự kiến, tháng 12/2019 sẽ khởi công. Đến tháng 6/2021 đưa vào hoạt động. Ngoài ra, ở Phú Sơn có thêm dự án xử lý triệt để môi trường so Sở Tài Nguyên Môi trường làm chủ đầu tư, cuối năm 2019 sẽ đưa vào hoạt động

Sử dụng vật liệu mới thay thế cát

Trước tình hình khan hiếm cát vật liệu xây dựng, đại biểu Lưu Đức Hoàn thắc mắc về nguyên nhân thực trạng trên và các biện pháp bình ổn nguồn cung. Ông Hoàn đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường cho biết thực trạng khai thác trái phép các mỏ cát trên địa bàn và giải pháp để chấn chỉnh tình trạng này.

Cát xây dựng đang khan hiếm, giá cao

Ông Nguyễn Văn Thông, Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường cho biết, từ 2018 đến nay, các sở, ngành địa phương đã thanh kiểm tra giám sát phát hiện xử lý nghiêm đoàn liên ngành kiểm tra xử lý vi phạm cát sỏi lòng sông. Qua kiểm tra, Chánh Thanh tra Sở ban hành 55 quyết định xử phạt; xử phạt 4 tổ chức với số tiền hơn 4 tỉ đồng, tước 5 giấy phép. Lực lượng Công an lập biên bản 652 trường hợp xử phạt hơn 1 tỉ đồng. Các địa phương phát hiện xử lý 27 trường hợp xử phạt 68 trường hợp…

Về các giải pháp, ông Thông thông tin, UBND tỉnh chỉ đạo thanh kiểm tra, ban hành kế hoạch đấu giá quyền khai thác khoáng sản giai đoạn 2018-2019. Để có nguồn cung, quy hoạch các khu vực trong vùng khai thác cát sỏi. Mở rộng mô hình khai thác cát sỏi nội đồng, khẩn trương rà soát các nguyên vật liệu thay thế như đá. Sở cũng đã hướng dẫn các cơ sở sản xuất đá, cát xay để thay thế.

Trước thông tinh UBND tỉnh đã chỉ đạo bổ sung thêm 7 bãi bồi và bãi cát nội đồng được cấp phép khai thác. Đại biểu Hoàn yêu cầu thông tin về thời gian triển khai đấu giá để các đơn vị bổ sung nguồn cát? “Đây lần đầu thực hiện công tác này khi thực hiện Luật Khoáng sản, quy trình gồm 26 bước, đặc biệt phải xây dựng đề án thực hiện các bước, lập dự toán. Đến nay, các bước sắp hoàn thành, dự kiến đầu quý 3 hoàn thành", ông Thông trả lời.

Đại biểu Lưu Đức Hoàn chất vấn 

Đại biểu Huỳnh Cư thắc mắc về giá cát tại Huế so với các địa phương khác như thế nào? Huế có kết nối cung ứng cát ở các thị trường khác không? Các cơ sở khai thác cát có cam kết bán đúng giá theo quy định của UBND tỉnh hay không? Đại biểu Trương Công Nam cũng đề xuất cần khuyến khích doanh nghiệp tái chế, tiết kiệm và sử dụng các nguồn mới.

Ông Phan Thiên Định, Phó Chủ tịch UBND tỉnh thông tin, nguồn cát tại Thừa Thiên Huế chủ yếu là cát sông, giá rẻ hơn so với trên thị trường. Trong đó có khá nhiều lượng cát từ khai thác lậu. Từ khi UBND tỉnh thắt chặt công tác kiểm tra giám sát hoạt động khai thác cát trái phép, tình trạng cát trở nên khan hiếm. “Năm 2020, sẽ chấm dứt khai thác cát trên sông. Sử dụng cát nhân tạo làm nguồn chính. Hiện, đã có 2-3 doanh nghiệp đăng kí. Trước mắt vận động tạo điệu kiện cho các doanh nghiệp nhập cát từ các địa phương khác”, ông Định cho biết.

Cùng ý kiến Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương cho rằng, vì nhu cầy lớn nên nguồn cung cát khan hiếm, nguồn tài nguyên cạn kiệt nên phải hỗ trợ khơi thông thị trường, hỗ trợ xuất hiện ngành sản xuất vật liệu mới. Đó là nguồn bền vững và lâu dài. Cần phải đưa ra những chính sách, chế tài thay đổi tập quán xây dựng theo hướng tiết kiệm nguyên liệu.

Tăng năng lực cạnh tranh, quản lý hoạt động cầm đồ

Đại biểu Trần Văn Hòa thắc mắc về điểm số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh CPI liên tục giảm qua các năm; trong đó, năm 2018 có 5 chỉ số thành phần giảm vị trí xếp hạng. Đối với chỉ số thành phần PAPI, chỉ số giáo dục tiểu học công lập xếp thứ 61/63 tỉnh, thành phố trong cả nước (giảm 2 bậc so với năm 2017). Ông Hòa đề nghị phân tích rõ nguyên nhân giảm các vị trí xếp hạng trên; đồng thời đề xuất giải pháp cho những năm tiếp theo.

Giám đốc Sở Kế hoạc Đầu tư - Nguyễn Đại Vui cho biết, vừa qua tỉnh có nhiều giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, xét về số điểm có những thay đổi. Trong 10 chỉ số thành phần có 7 chỉ số tăng 3 giảm. Nguyên nhân đó là việc ra đời một số luật, phát sinh nhiều vấn đề mới. Tinh thần thái độ phục vụ của cán bộ chưa cao. Công việc phối hợp chưa đảm bảo. Thời gian tới, UBND tỉnh ban hành kế hoạch nâng hạng chỉ số PCI 2019, giao tất cả các sở, ban ngành thực hiện, phân tích nguyên nhân tìm ra giải pháp.

Nâng cao chỉ số PCI được nhiều đại biểu quan tâm (ảnh minh họa)

Đối với chỉ số thành phần PAPI, ông Đặng Phước Mỹ, Phó Giám đốc phụ trách Sở GD&ĐT thông tin, qua kết quả xếp hạng, ngành Giáo dục đã phối hợp với các huyện, thị, thành phố nâng cao tiêu chí 9 chỉ số. “Chúng tôi chỉ đạo với các trường phải họp phụ huynh công khai, sẽ tiếp tục triển khai công tác truyền thông”, ông Mỹ nói.

Đại biểu Phạm Văn Hùng phân tích: Đánh giá chỉ số về giáo dục, một số tiêu chí của Thừa Thiên Huế khá tốt. Tuy nhiên, việc phản hồi cho dân các thông tin đến với dân các nhà trường chưa đến nơi đến chốn; học thêm nhiều hình thức cũng đang diễn ra. Nguyên nhân từ việc quản lý giáo dục và các đơn vị phối hợp chưa tốt; chưa có sự đầu tư và yêu cầu cao của người dân

Đại biểu Nguyễn Thanh Sơn đề nghị ngành Công an thông tin về tình hình phát triển các tiệm cầm đồ trên địa bàn; đánh giá việc chấp hành pháp luật của các chủ tiệm; công tác quản lý Nhà nước của ngành Công an; những vi phạm pháp luật phổ biến trong hoạt động kinh doanh dịch vụ cầm đồ hiện nay? Đồng thời có khuyến cáo gì đối với nhân dân, các bậc phụ huynh và thanh thiếu niên?

Đại tá Đặng Ngọc Sơn, Phó Giám đốc Công an tỉnh thông tin: Từ 2016 đến nay, dịch vụ cầm đồ biến động, năm 2017, toàn tỉnh có 304 cơ sở cầm đồ. Năm 2018 có 294 cơ sở. Năm 2019 còn 239 cơ sở với 446 người trự tiếp điều hành. Những năm qua, phần lớn chấp hành theo quy định nhưng cũng có các cơ sở vi phạm pháp luật ở các mức độ khác nhau. Phía cơ sở cầm đồ sai phạm về thủ tục, cơ sở kinh doanh; cầm cố các tài sản không đúng theo quy định; có hiện tượng tiêu thụ, tiếp tay cho các đối tượng vi phạm pháp luật.

“Chúng tôi tiếp tục tuyên tuyền người dân, chủ doanh nghiệp chấp hành pháp luật; triển khai các biện pháp phòng ngừa đấu tranh quyết luyệt, kiểm tra dịch vụ, xử phạt, tạm đình chỉ. Khuyến cáo chấp hành pháp luật ở các cơ sở cầm đồ, không để tín dụng đen lợi dụng; người cầm đồ tài sản phải chính đáng, chính chủ không lợi dụng cầm đồ để chiếm đoạt tài sản”, ông Sơn khuyến cáo.

Về việc yêu cầu Bệnh viện Trung ương Huế thực hiện di dời hàng rào, chuyển kinh phí để thành phố hoàn thành chỉnh trang vỉa hè đường Ngô Quyền theo dự án đã được phê duyệt của đại biểu Nguyễn Anh Dũng, các cơ quan chức năng, đại diện Bệnh viện Trung ương Huế cam kết đến cuối năm 2019 sẽ thực hiện xong.

Bài, ảnh: Lê Thọ - Thái Bình

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thống nhất chủ trương thành lập Thành phố trực thuộc Trung ương

Ngày 14/3, HĐND TP. Huế, huyện Phú Lộc, Quảng Điền và TX.Hương Trà tổ chức kỳ họp chuyên đề lần thứ 12, nhiệm kỳ 2021-2026 để thảo luận, thông qua Nghị quyết (NQ) về chủ trương thành lập Thành phố trực thuộc Trung ương và quyết định một số vấn đề liên quan đến công tác đầu tư công trên địa bàn.

Thống nhất chủ trương thành lập Thành phố trực thuộc Trung ương
Nâng cao chất lượng hoạt động giám sát, chất vấn và giải trình

Sáng 16/1, Thường trực HĐND TP. Huế tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2023 và triển khai kế hoạch năm 2024. Tham dự và chủ trì hội nghị có UVTV Tỉnh uỷ, Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch HĐND TP. Huế Phan Thiên Định; các đại biểu HĐND thành phố và đại diện 36 phường, xã, ban ngành trên địa bàn.

Nâng cao chất lượng hoạt động giám sát, chất vấn và giải trình
Bế mạc kỳ họp thứ 7, HĐND TP. Huế khoá XIII:
Đại biểu quan tâm chất vấn cơ chế bảo tồn phố cổ Gia Hội

Sáng 19/12, sau 1,5 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc thể hiện trách nhiệm cao của từng đại biểu, Kỳ họp thứ 7 - HĐND TP. Huế khoá XIII, nhiệm kỳ 2021- 2026 đã hoàn thành nội dung, chương trình và bế mạc.

Đại biểu quan tâm chất vấn cơ chế bảo tồn phố cổ Gia Hội
Khai mạc Kỳ họp HĐND TP. Huế lần thứ 7, nhiệm kỳ 2021 - 2026

Sáng 18/12, HĐND TP. Huế tổ chức Kỳ họp lần thứ 7, nhiệm kỳ 2021 - 2026 để thảo luận, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội (KT- XH), an ninh quốc phòng, thu chi ngân sách năm 2023 và kế hoạch phát triển KT- XH năm 2024. Đồng thời xem xét, thông qua các dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án, dự án (DA) và một số nội dung quan trọng khác.

Khai mạc Kỳ họp HĐND TP Huế lần thứ 7, nhiệm kỳ 2021 - 2026

TIN MỚI

Return to top