ClockThứ Sáu, 09/06/2017 08:29

Nông dân chống chọi với biến đổi khí hậu

TTH - Trước xu hướng diễn biến thời tiết bất lợi cùng với biến đổi khí hậu (BĐKH) diễn ra khó lường, người nông dân đang đối mặt với nhiều khó khăn, nhất là vụ sản xuất hè thu năm nay.

Nhiều nông dân ở xã Phong Bình (Phong Điền) than thở về sự “ngược đời” chưa từng có khi đã sang vụ lúa hè thu mà hằng ngày họ phải vác gàu sòng, cuốc đi tháo úng để cứu lúa vừa gieo sạ không bị ngập thối.

Những ngày qua, hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra ngoài quy luật khá rõ, như hiện tượng mưa lớn gây ngập úng vào những ngày gần cuối tháng 5, nắng nóng gay gắt trong tuần đầu tháng 6, dông lốc xuất hiện… Do đó, vụ sản xuất hè thu năm nay được dự báo sẽ gặp khó khăn rất lớn.

Dự báo của ngành khí tượng thủy văn, bắt đầu từ tháng 6 trở đi, nắng nóng kéo dài, nhiệt độ cao bất thường, hạn hán nghiêm trọng, xâm nhập mặn do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino đến quá sớm. Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, từ tháng 6 đến tháng 7, ở hạ lưu các sông ven biển Trung bộ khả năng sẽ xuất hiện mực nước thấp nhất trong chuỗi số liệu quan trắc cùng thời kỳ hoặc thấp nhất lịch sử. Lượng dòng chảy từ tháng 5 đến tháng 8 trên các sông Trung bộ và Tây Nguyên phổ biến thiếu hụt từ 10-50%.

Thực tế, người nông dân không chỉ đang đối mặt với vấn đề khó khăn về tự nhiên do BĐKH ngày càng phức tạp mà còn gặp nhiều trở ngại liên quan đến thị trường do tập quán sản xuất, quy mô nông hộ nhỏ khó liên kết, hợp tác hình thành chuỗi giá trị. Phải “một nắng hai sương” chống chọi, ứng dụng những phương pháp thích ứng với tác động xấu của thời tiết để đem lại vụ mùa năng suất cao, nhưng đến khi nông phẩm đạt năng suất thì lại đối mặt với điệp khúc “được mùa mất giá”.

Thời gian qua, ngành nông nghiệp đã có những phương án chuyển đổi cơ cấu giống lúa thích nghi cũng như chuyển đổi một số diện tích trồng lúa sang các cây trồng khác, hình thành những mô hình cánh đồng lớn… Việc xây dựng mô hình sinh kế cho người dân thích ứng với tình hình BĐKH và ứng dụng khoa học công nghệ giải quyết những hạn chế trong sản xuất đang là giải pháp trọng tâm. Mới đây, cụm công trình “Tuyển chọn giống lúa kháng rầy và nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật canh tác phù hợp tại Thừa Thiên Huế” của PGS.TS. Trần Đăng Hòa và các đồng sự nhận được giải thưởng Cố đô về khoa học và công nghệ của tỉnh là cơ sở để đưa vào ứng dụng thực tiễn, giúp người nông dân ứng phó với những biến đổi bất thường của thời tiết. Nhóm nghiên cứu đã thu thập được 95 giống lúa để nghiên cứu, 11 giống lúa chuẩn kháng rầy và 2 giống lúa chuẩn nhiễm rầy. Trong đó, xác định được 8 giống lúa như HP01, HP05, RNT07… là các giống kháng với quần thể rầy nâu và 5 giống lúa như ĐT34, Q.Nam1, Q5, PC6 và HP28 kháng với quần thể rầy lưng trắng ở Thừa Thiên Huế. Các giống lúa này có thời gian sinh trưởng ngắn- trung ngày, năng suất bình quân của 8 giống lúa kháng với quần thể rầy nâu dao động từ 47,3-58,8 tạ/ha (vụ đông xuân) và từ 46,1- 56,1 tạ/ha (vụ hè thu) và của 5 giống lúa kháng rầy lưng trắng bình quân trên 50 tạ/ha, chất lượng tốt.

Ngoài ra, công trình còn xây dựng được các mô hình trình diễn sản xuất các giống lúa ĐT34, PC6 tại một số địa phương ở huyện Phú Vang, thị xã Hương Trà; hoàn thiện được 2 quy trình sản xuất giống lúa kháng rầy ĐT34, PC6 cho Phú Vang và Hương Trà.

Hoài Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Phi cần 277 tỷ USD/năm để thích ứng với khí hậu

Tham dự một hội nghị cấp cao về tài chính khí hậu, Chủ tịch nhóm Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB) Akinwumi Adesina vừa lên tiếng kêu gọi hành động khẩn cấp khi biến đổi khí hậu tiếp tục tàn phá nhiều quốc gia châu Phi.

Châu Phi cần 277 tỷ USD năm để thích ứng với khí hậu
WB nhận được cam kết hơn 11 tỷ USD để ứng phó với khí hậu và thách thức toàn cầu

Ngân hàng Thế giới (WB) vừa cho biết 11 quốc gia đã cam kết đóng góp hơn 11 tỷ USD cho các công cụ vốn kết hợp và bảo lãnh danh mục đầu tư mới, được thiết kế để mở rộng năng lực cho vay của WB thêm 70 tỷ USD trong một thập kỷ, nhằm giải quyết các vấn đề biến đổi khí hậu, đại dịch và các thách thức toàn cầu khác.

WB nhận được cam kết hơn 11 tỷ USD để ứng phó với khí hậu và thách thức toàn cầu
Chi phí nợ kỷ lục, nhiều quốc gia không đủ tài chính để chi tiêu cho khí hậu

Theo một báo cáo vừa được Đại học Boston công bố trước thềm hội nghị mùa xuân của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) sẽ diễn ra ngày 17 - 19/4 tới, các quốc gia mới nổi sẽ phải chi mức kỷ lục 400 tỷ USD để trả nợ nước ngoài trong năm nay và gần 40 quốc gia không thể chi số tiền cần thiết cho việc thích ứng với khí hậu và phát triển bền vững.

Chi phí nợ kỷ lục, nhiều quốc gia không đủ tài chính để chi tiêu cho khí hậu
Return to top