Nông dân Pháp điêu đứng vì lệnh cấm vận của Nga
TTH.VN - Đài phát thanh Pháp France Info thông tin, ngành nông nghiệp nước này đang chịu nhiều tổn thất nặng nề do lệnh cấm vận của Nga. Tình trạng thừa nguồn cung trên thị trường thực phẩm, nhất là ngành nông nghiệp sản xuất thịt lợn đang đẩy nhiều nông dân Pháp vào tình trạng điêu đứng.
Những mặt hàng bị cấm nhập khẩu vào Nga. Ảnh: Natocouncil
Tháng 6 vừa qua, Liên minh châu Âu (EU) đã nới rộng lệnh trừng phạt kinh tế chống lại Nga, liên quan đến cuộc khủng hoảng ở Ukraina. Ngay sau đó, Moscow quyết định trả đũa theo cách tương tự, Tổng thống Nga Vladimir Putin ban bố sắc lệnh gia hạn biện pháp cấm nhập khẩu thực phẩm từ EU, Hoa Kỳ và một số nước phương Tây khác thêm một năm.
Trước đó, Nga là thị trường lớn thứ hai của EU trong lĩnh vực xuất khẩu thực phẩm. Danh sách các sản phẩm xuất khẩu mạnh bao gồm thịt gia súc, gia cầm, các loại hải sản, sản phẩm làm từ sữa, trái cây và rau quả.
Kể từ khi EU không thể xuất khẩu nông sản sang Nga, thị trường thực phẩm của khu vực này lâm vào tình trạng thừa nguồn cung, gây ra sự sụt giảm đáng kể trong giá thành lương thực. Điều này đã làm tổn thương nông dân ở châu Âu, những người đang kiếm sống phụ thuộc vào sự ổn định của giá cả lương thực.
Các lệnh cấm vận của Nga dẫn đến những tổn thất lớn trong ngành nông nghiệp chăn nuôi nói chung. Trong đó, người chăn nuôi lợn ở Pháp không phải là ngoại lệ.
Chủ tịch Liên đoàn quốc gia các nhà sản xuất thịt lợn Pháp, ông Paul Auffray cho biết, "Người chăn nuôi lợn ở Pháp đang mất 0,2 euro từ mỗi đơn vị thịt lợn trong 18 tháng qua, tổng cộng giá trị thua lỗ lên đến hơn 800 triệu euro".
Lê Thảo (lược dịch từ Sputnik và Newsnow)
- WHO dự báo sẽ xuất hiện thêm các ca bệnh đậu mùa khỉ trên toàn cầu (22/05)
- Bầu cử Australia 2022: Lãnh đạo Công đảng tuyên bố giành chiến thắng (22/05)
- Nhật Bản sửa đổi quy định về đeo khẩu trang trong không gian ngoài trời (22/05)
- Nhật Bản xem xét tổ chức hội nghị bộ trưởng quốc phòng với ASEAN (21/05)
- Campuchia đặt mục tiêu đón ít nhất 1 triệu du khách quốc tế trong năm nay (21/05)
- Du lịch Châu Á: Những điểm sáng về sự hồi sinh (21/05)
- Thế giới xuất hiện bệnh đậu mùa khỉ (21/05)
- ĐH Venezuela lập khoa “Đất nước-Văn hóa Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh" (20/05)
-
WHO dự báo sẽ xuất hiện thêm các ca bệnh đậu mùa khỉ trên toàn cầu
- Bầu cử Australia 2022: Lãnh đạo Công đảng tuyên bố giành chiến thắng
- Nhật Bản sửa đổi quy định về đeo khẩu trang trong không gian ngoài trời
- Châu Âu dỡ bỏ yêu cầu đeo khẩu trang ở sân bay và trên máy bay
- Các nước ASEAN và Mỹ hợp tác nhằm tăng cường hệ thống y tế
- Thủ tướng Pháp từ chức
- Chạy đua tìm nguồn cung sau lệnh cấm xuất khẩu của Ấn Độ
- ASEAN nỗ lực công nhận chứng chỉ tiêm chủng vaccine COVID-19 lẫn nhau
- Việt Nam dự hội nghị toàn cầu về xóa bỏ lao động trẻ em tại Nam Phi
- [Infographics] Những đóng góp tích cực của Việt Nam tại Liên Hiệp quốc
-
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Lào
- Thủ tướng Pháp từ chức
- Các nước ASEAN và Mỹ hợp tác nhằm tăng cường hệ thống y tế
- Chuyên gia: Gần 50% dân số New Zealand được cho là đã mắc COVID-19
- Ấn Độ cấm xuất khẩu lúa mì đẩy nguy cơ lạm phát lương thực toàn cầu tăng cao
- Hội Hữu nghị Lào-Việt Nam: Cầu nối phát triển mối quan hệ hai nước
- Campuchia: Du khách chưa tiêm phòng COVID-19 vẫn phải cách ly bảy ngày
- Giá phân bón thế giới dự kiến sẽ còn tăng cao trong thời gian dài
- Chủ tịch QH Singapore tiếp Chủ tịch Nhóm hữu nghị Việt Nam-ASEAN
- Ủng hộ “kỷ nguyên mới” trong quan hệ ASEAN – Mỹ