Thể thao trong nước

“Nóng” như nghề huấn luyện viên bóng đá

ClockThứ Bảy, 21/10/2017 11:31
TTH - Bốn trận thua liên tiếp ở V. League 2017 khiến Hoàng Anh Gia Lai rơi xuống vị trí nguy hiểm khi chỉ còn hơn đội áp chót Xổ số Kiến thiết Cần Thơ vỏn vẹn 2 điểm.

Huấn luyện viên gốc Huế là ông Trần Quốc Tuấn phải ra đi. Thay vào vị trí của chiếc ghế nóng là phó tướng Dương Minh Ninh, cùng làm việc với Giám đốc kỹ thuật người Hàn Quốc vừa ký hợp đồng là ông Chung Hae - Seong. 

HLV Nguyễn Hữu Thắng từ chức ngay sau khi U22 thất bại trước Thái Lan ở SEA Games 29. Ảnh: Internet

So với nguyên huấn luyện viên đội tuyển U22 Quốc gia Nguyễn Hữu Thắng, ông Tuấn còn được ưu ái chán. Tại SEA Games 29 vừa qua, sau một loạt trận thắng như chẻ tre, đội tuyển U22 Việt Nam ngã ngựa trước người Thái và chỉ có thế, ngay lập tức ông thầy xứ Nghệ đã buộc phải từ chức và chịu cảnh thất nghiệp trước cơn bão dư luận ập đến dành cho kẻ cầm quân xấu số đã dám làm tiêu tan giấc mơ hoa của bóng đá Việt Nam trên đấu trường khu vực. Ông Thắng chia sẻ đầy xót xa: “Với danh dự của bản thân, danh dự nghề nghiệp, tôi nghĩ quyết định từ chức là hợp lý, không thể khác hơn”.

Mà đâu riêng gì bóng đá Việt. Cứ thử nhìn sang châu Âu để xem, cũng y chang.  Kiêu hãnh và vững vàng như bàn thạch là huấn luyện viên Anceloti làm thầy “Hùm xám” Bayer Munich vô đối ở giải vô địch quốc gia Đức cũng phải bỏ của chạy lấy người. Người Munich không chấp nhận đội bóng của mình ở vị trí thứ hai dù ở giải đấu quốc nội hay châu lục, vậy mà khởi đầu mùa giải này “Hùm xám” sau khi bị đội bóng đàn em Wolfsburg cầm hòa 2 - 2 đầy thất vọng và bị tụt xuống vị thứ 3 ở Bundesliga, lại còn để cho gã giàu mới nổi là Paris St Gerrman của Pháp hạ đo ván nhục nhã 0 - 3 ở đấu trường Champions League. Anceloti lừng lẫy ngay lập tức bị sa thải và thay vào đó là người cũ Jupp Heynckes.

Ai từng đọc tiểu thuyết “Hóa thân” nổi tiếng của Franz Kafka, xuất bản từ năm 1915, hẳn không quên nhân vật Gregor Samsa làm nghề giao hàng. Một nghề quá đỗi nhọc nhằn như chính Gregor Samsa cảm nhận và tự hỏi, sao mình lại chọn để phải “chạy rông hết ngày này sang ngày khác, còn khó chịu hơn cả chuyện bán buôn ở cửa hàng và bực mình nhất đời là cứ phải liên tục di chuyển”. Có người, khi đọc “Hóa thân” đã liên tưởng cái nghề giao hàng của Gregor Samsa với nghề huấn luyện bóng đá khi những ông thầy trên sân cỏ, cũng phải thường xuyên dãi nắng dầm mưa, phải căng mắt chỉ đạo học trò trên sân cỏ, vừa phải bịt tai nghe chửi bới và bực mình khi phải di chuyến không chỉ trong thành phố mà là từ tỉnh này sang tỉnh nọ, quốc gia này sang quốc gia kia. Đi xa để có 3 điểm (một trận thắng) thì còn được an ủi chứ nếu trắng tay ( 0 điểm) thì có chỉ “chết”, vậy nên huấn luyện bóng đá còn khó chịu hơn cả việc giao hàng của Gregor Samsa.

Trở lại với V. League 2017, chỉ còn dăm ba vòng đấu nữa sẽ hạ màn. Vậy nhưng, chưa ai dám bảo lãnh cho vị trí “chiếc ghế nóng” ở các đội bóng sau sự ra đi của Trần Quốc Tuấn. Mỗi đội bóng vào giải đều có một tham vọng riêng. Kẻ muốn vô địch, người muốn góp mặt ở top đầu, lại có ai đó chỉ mơ được an toàn trụ hạng. Vậy mà, ai đoán được điều gì xảy ra khi trái bóng lăn. Không đạt mục tiêu, điều đầu tiên ông bầu các đội bóng thường nghĩ tới là chuyện “thay ngựa giữa dòng” và con ngựa tế thần kia không ai khác chính là vị huấn luyện viên trưởng.

Huấn luyện viên rất cá tính, Lê Thụy Hải từng có lần chia sẻ với bạn đọc, khi làm cầu thủ, thông thường bạn chỉ chịu trách nhiệm về bản thân mình trên sân cỏ, nhưng khi bạn là huấn luyện viên thì trách nhiệm của bạn lớn hơn bởi thành tích của đội bóng liên quan đến nhiều vấn đề lớn và vì vậy, nỗi lo lắng cũng sẽ nhiều hơn. Tôi nghĩ, đã chọn nghề huấn luyện viên thì phải chấp nhận việc sa thải bởi đấy là quy luật của bóng đá. Sa thải đồng nghĩa với thất nghiệp và sự đối mặt với những khó khăn trong mưu sinh, cùng với đó là chuyện cơm - áo - gạo - tiền.

Có thể “bay ghế” chỉ sau dăm trận thua của đội bóng, nghề huấn luyện viên bóng đá trên thế giới vốn dĩ khắc nghiệt và nhiều áp lực, và V-League cũng không ngoài quy luật này. Thế mà vẫn nhiều người mê, lạ thiệt!

ĐAN DUY

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cầu thủ nhập tịch

Trước thềm 2 trận đấu gặp tuyển Việt Nam vào cuối tháng 3 này, theo tờ Bola. Okezone, Indonesia đã hoàn thành nhập tịch cầu thủ gốc Hà Lan, Nathan Tjoe-A-On. Cầu thủ này đã tuyên thệ trở thành công dân Indonesia. Sau khi tuyên thệ, Nathan Tjoe-A-On có thể khoác áo đội tuyển Indonesia ngay.

Cầu thủ nhập tịch
Không còn “có mới, nới cũ”

Trong danh sách 33 cầu thủ được HLV Troussier triệu tập trong lần tập trung vào đầu tháng 3 này, chuẩn bị cho 2 trận đấu gặp Indonesia ở vòng loại World Cup 2026 khu vực châu Á, xuất hiện nhiều cái tên cũ, là trụ cột và chỗ dựa một thời của bóng đá Việt Nam.

Không còn “có mới, nới cũ”
Vượt qua mặc cảm “bóng đá nhà nghèo”

Nửa mùa hạng Nhất đã đi qua và với vị trí top 3, bóng đá Huế đang có một mùa giải trên cả mong đợi. Cụ thể với 17 điểm, các học trò của ông Nguyễn Đức Dũng chỉ xếp sau 2 đội bóng được chỉ đích danh thăng hạng ngay từ đầu mùa giải và không có chi bất ngờ nếu được góp mặt ở sân chơi V. League vào năm sau. Sự thật thì chỉ có SHB Đà Nẵng là vượt trội, còn PVF-CAND cũng chỉ hơn CLB Huế vẻn vẹn 1 điểm và vượt lên ở lượt đá cuối cùng vào cuối tuần qua.

Vượt qua mặc cảm “bóng đá nhà nghèo”
Return to top