ClockThứ Hai, 02/01/2023 07:30

Nông thôn diện mạo mới

TTH - Diện mạo nông thôn có nhiều khởi sắc, đời sống Nhân dân từng bước đi vào ổn định và chuyển biến tích cực. Ước đến cuối năm 2022, toàn tỉnh có 67/94 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), đạt 71,3%.

Đầu tư công - giao thông kết nối, hạ tầng khang trangNhững con đường bê tông sạch, đẹpKhánh thành công trình “Ánh sáng nông thôn mới”

Đường sá sạch, đẹp

Diện mạo khang trang

Bà Đinh Thị Di ở làng Thành Trung, xã Quảng Thành (Quảng Điền) rất tự hào từ khi huyện nhà được công nhận đạt chuẩn NTM. Diện mạo các địa phương khởi sắc rõ nét khi những con đường đất đỏ, bùn lầy giờ đây đã được bê tông, thảm nhựa khang trang, rộng rãi. Nhà nào cũng xây kiên cố.

Từ khi địa phương vận động triển khai xây dựng xã, huyện NTM, gia đình bà Di cũng có những đóng góp phần mình vào xây dựng các công trình, nhất là về mặt tinh thần, hưởng ứng tích cực chủ trương của Nhà nước đề ra. Vườn rau phía trước nhà được gia đình bà chỉnh trang, tươm tất. Cổng nhà, bờ dậu, lối dẫn từ cổng vào nhà được bê tông, hai bên đường trồng hoa, cây xanh tạo mỹ quan cho ngôi nhà và thôn xóm.

Bà Di bảo: “Nhà nước chỉ hỗ trợ một phần kinh phí xây dựng công trình dân sinh, công cộng quy mô lớn. Còn muốn làm đẹp làng, đẹp xóm, đẹp nhà thì tùy thuộc vào ý thức mỗi người dân, tự bỏ chi phí để làm. Gia đình tui và người dân đóng góp tiền làm bê tông đường xóm, đường kiệt, lắp đặt điện chiếu sáng trên đường. Ban đêm, giờ đây không còn tối tăm như trước, người dân thuận lợi đi lại, sinh hoạt, con em thỏa sức nô đùa’’.

Từ ngày địa phương, thị xã Hương Thủy lên NTM, đời sống vật chất và tinh thần của người dân thị xã có nhiều thay đổi. Ông Nguyễn Trung ở xã Thủy Thanh chia sẻ, thay đổi lớn nhất là đường sá từ lối xóm đến thôn, liên xã được đầu tư khang trang, sạch đẹp. Hai bên đường được trồng hoa, mai vàng làm đẹp làng, đẹp xóm. Hàng tuần, người dân ra quân thu gom rác thải trong khu dân cư, hai bên đường. Nhà nào cũng mua sắm sọt đựng rác và đưa đến nơi xử lý đúng quy định.

Chủ tịch UBND xã Thủy Thanh, ông Trần Duy Việt tự hào, kết cấu hạ tầng của địa phương được xây dựng khang trang, cơ bản hoàn thiện, có hơn một nửa số tuyến đường thôn, xóm, kiệt được lắp đặt điện chiếu sáng. Nhiều tuyến đường giao thông đang được nâng cấp, mở rộng theo tiêu chí xã trở thành phường gắn với đô thị loại IV.

Thủy Thanh đang đẩy nhanh xây dựng bốn thôn kiểu mẫu là thôn Vân Thê Thượng, Thanh Thủy, Thanh Toàn, Thanh Tuyền kết hợp hoàn thiện các mô hình du lịch tham quan, trải nghiệm, như chợ đêm cầu ngói Thanh Toàn, Chợ quê ngày hội… Người dân đang hướng đến xây dựng, nâng cấp sản phẩm du lịch, dịch vụ homestay, trải nghiệm theo hướng du lịch bền vững. Thủy Thanh luôn tạo điều kiện, kêu gọi các nhà đầu tư, doanh nghiệp vào khai thác tiềm năng du lịch tại địa phương.

Ông Lê Thành Nam, Phó Chánh Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM tỉnh thông tin, nguồn vốn thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM trong 5 năm qua trên địa bàn tỉnh dự kiến huy động hơn 2.532 tỷ đồng. Riêng năm 2022, tỉnh phân bổ nguồn vốn xây dựng 155 hạng mục công trình, trong đó xây mới 132 công trình, còn lại nâng cấp, mở rộng. Để xây dụng các công trình, tỉnh huy động, đa dạng hóa các nguồn vốn, bố trí nguồn vốn hợp lý, bảo đảm hiệu quả đầu tư… Đến cuối năm nay, toàn tỉnh có 5 xã đạt chuẩn NTM nâng cao.

Nâng cao thu nhập

Ông Lê Thành Nam cho rằng, mục tiêu cuối cùng trong xây dựng NTM là nâng cao thu nhập, đời sống của Nhân dân. Xác định đây là mục tiêu trọng tâm, các ngành, địa phương triển khai đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng NTM, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp và dịch vụ nông thôn. Hướng đến tạo việc làm ổn định, chuyển dịch cơ cấu lao động hợp lý nhằm tăng thu nhập cho người dân nông thôn.

Trong tiến trình tái cơ cấu nông nghiệp, các địa phương, ban ngành tập trung phát triển các sản phẩm chủ lực, OCOP gắn với chuyển đổi số. Đến nay, toàn tỉnh có 40 sản phẩm OCOP, dự kiến đến cuối năm 2022, toàn tỉnh có 64 sản phẩm OCOP cấp tỉnh. Trong đó có 16 sản phẩm đạt 4 sao và 44 sản phẩm đạt 3 sao; 4 sản phẩm tiềm năng 5 sao đã được UBND tỉnh phê duyệt kết quả chấm điểm, đề nghị Bộ NN&PTNT đánh giá, phân hạng.

Phần lớn các sản phẩm OCOP đã được đưa lên các sàn thương mại điện tử, như sàn kinh tế hợp tác của Liên minh HTX tỉnh, sàn postmart.vn của Bưu điện Việt Nam, sàn voso.vn của Viettelpost và trên các sàn thương mại điện tử khác tại Việt Nam. Thông qua các sàn thương mại, các chủ thể sản phẩm tổ chức kết nối, quảng bá, bán hàng, xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP, kết hợp hình thành một số điểm giới thiệu và bán sản phẩm. Một số sản phẩm như trà rau má, ổi Quảng Thọ... đã gắn tem điện tử truy xuất nguồn gốc, xuất xứ.

Khai thác và phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng trong nông thôn mới trên cơ sở rà soát, đánh giá lại toàn diện tiềm năng, thực trạng phát triển du lịch nông thôn, trang trại nông nghiệp, góp phần phục vụ du lịch trên địa bàn tỉnh. Ngoài 2 mô hình du lịch nông thôn, cộng đồng là thôn Dỗi, xã Hương Lộc (Nam Đông) và thôn Ngư Mỹ Thạnh, xã Quảng Lợi (Quảng Điền), tỉnh đang đầu tư phát triển các mô hình du lịch nông thôn tại các địa phương khác.

Ngoài nguồn vốn trực tiếp của chương trình NTM, tỉnh tăng cường huy động, đa dạng hóa các nguồn vốn từ Nhân dân, các tổ chức, doanh nghiệp, bố trí nguồn vốn hợp lý, bảo đảm hiệu quả đầu tư để xây dựng các công trình và phát triển sản xuất, kinh doanh. Các nguồn vốn được lồng ghép từ các chương trình, dự án, trong đó có nguồn lực rất lớn từ hai Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững và Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào, dân tộc thiểu số miền núi.

Trong số khoảng 30 xã còn lại chưa đạt chuẩn NTM của tỉnh có đến 21 xã ở các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển, các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi, các xã thuộc huyện nghèo; 9 xã còn lại thuộc các xã vừa thoát khỏi xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển, các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số của giai đoạn trước. Dự kiến giai đoạn 2021-2025, toàn tỉnh huy động gần 900 tỷ đồng xây dựng các xã đạt chuẩn NTM theo tiêu chuẩn mới.

Bài, ảnh: Hoàng Triều

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thị trường carbon: Chìa khóa chuyển đổi xanh

Thị trường carbon được coi là một trong những công cụ quan trọng trong việc giảm nhẹ phát thải khí nhà kính với chi phí của doanh nghiệp và xã hội thấp, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050” của Việt Nam.

Thị trường carbon Chìa khóa chuyển đổi xanh
Hỗ trợ học nghề và việc làm cho lao động nông thôn

Lao động nông thôn và lao động thuộc các đối tượng đang hưởng chính sách trợ giúp đang chiếm tỷ lệ khá cao trong tỷ lệ lao động trên toàn tỉnh. Nhiều chính sách hỗ trợ, ưu đãi về đào tạo nghề, tạo việc làm đã được thực hiện hiệu quả.

Hỗ trợ học nghề và việc làm cho lao động nông thôn
Phát triển nông nghiệp tuần hoàn, công nghệ cao

Trên cơ sở kinh tế nông nghiệp tuần hoàn (NNTH), nhiều nông dân các địa phương đã xây dựng mô hình, tổ hợp trang trại chăn nuôi khép kín an toàn sinh học (ATSH), mang lại thu nhập cao và góp phần bảo vệ môi trường.

Phát triển nông nghiệp tuần hoàn, công nghệ cao
Đam mê với nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn

Không chỉ góp phần bảo vệ môi trường, tạo ra các sản phẩm nông nghiệp an toàn cho sức khỏe của người tiêu dùng, với ông Nguyễn Văn Lịch (xã Phong Thu, Phong Điền), mô hình nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn còn mang lại hiệu quả kinh tế và là niềm vui lao động khi tuổi đã cao.

Đam mê với nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn
Return to top