ClockThứ Sáu, 02/01/2015 14:30

Nông thôn mới, cuộc sống mới

TTH - 4 năm qua, tỉnh đầu tư hơn 55 công trình đường giao thông nông thôn, nông thôn nội đồng phục vụ đi lại và sản xuất...

Khởi sắc nông thôn mới

4 năm qua, tỉnh đầu tư gần 5,5 tỷ đồng để xây dựng 97 mô hình sản xuất nông nghiệp, nông thôn tại 45 xã. Các mô hình sau khi khảo nghiệm thành công đã từng bước nhân rộng, góp phần tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo. Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn toàn tỉnh tăng từ 12,6 triệu đồng năm 2010, lên xấp xỉ 17 triệu đồng năm 2014; tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn giảm từ 14,9% năm 2010 giảm còn 8% năm 2014.
Cách đây mấy năm gia đình Đặng Duy Phú ở thôn Thuận Hòa, xã Hương Phong (thị xã Hương Trà) vẫn còn nhiều khó khăn. Từ ngày chính quyền địa phương và người dân xây mới, mở rộng đường bê tông liên thôn, xã, đường nội đồng, anh Phú tiên phong đấu đất ruộng hơn 1,2 mẫu để trồng lúa. Anh Phú nói: “Bây giờ đường sá thuận tiện, cơ giới vào tận đồng ruộng gại chi không mở rộng sản xuất. Ngoài nhận thêm ruộng, tôi đầu tư mua sắm thêm máy cày, máy gặt phục vụ làm đất gieo cấy và thu hoạch. Từ khâu cày, gặt đập, vận chuyển lúa về nhà đều sử dụng cơ giới nên không mất nhiều sức lao động như trước. Năng suất và chất lượng sản phẩm nhờ đó ngày càng tăng. Mỗi năm thu nhập trên 100 triệu đồng từ lúa”.
Mới đây, anh chung vốn với một số người thân đầu tư mua sắm thêm hai máy gặt đập liên hợp, một máy xe tải vận chuyển lúa thuê trị giá 1,5 tỷ đồng, trong đó một nửa vay ngân hàng không tính lãi. “Ngày trước làm nông gian khó nhiều rồi! Bây giờ được Nhà nước tạo điều kiện cho vay không tính lãi thì phải mạnh dạn đầu tư phát triển kinh tế gia đình”, anh Phú chia sẻ. Theo cách tính của anh, chỉ cần hợp đồng thuê gặt khoảng 50 ha, mỗi ha khoảng 2,5 triệu đến 3 triệu đồng thì chỉ cần trong vòng hai đến ba năm sẽ trả xong nợ... Có thể nói, đường giao thông có ý nghĩa rất quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.
Tận dụng lợi thế hạ tầng giao thông, cộng với các nguồn lực hỗ trợ của chương trình xây dựng nông thôn mới, nhiều hộ dân Hương Phong và các địa phương ở thị xã Hương Trà mạnh dạn mở rộng quy mô sản xuất rau an toàn, trồng hoa, đầu tư mô hình gia trại, trang trại trồng trọt kết hợp chăn nuôi gia súc gia cầm. Hàng ngàn mô hình mới cho lãi từ 50 triệu đồng đến hàng trăm triệu đồng... Hay ở miền núi Nam Đông, xác định kinh tế vườn, cao su, rừng... là chủ lực, người dân tập trung đầu tư cải tạo vườn tạp, nâng cao giá trị sản phẩm, đưa cơ giới vào sản xuất nên năng suất và chất lượng nông sản ngày càng cao. Từ thu nhập bình quân mỗi ha vườn chỉ 25 triệu đồng cách đây 3 năm, đến nay tăng lên 40 triệu đồng. Các mô hình mới trên địa bàn, như nuôi ong lấy mật, vườn-ao-rừng... cho thu nhập trên 100 triệu đồng/năm, góp phần giảm nghèo vươn lên làm giàu.

Sửa chữa lưới điện nông thôn

 
Ông Phạm Đình Văn, Chánh Văn phòng Điều phối Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh cho biết, tổng kinh phí đầu tư xây dựng nông thôn mới trong 4 năm qua gần 102 tỷ đồng. Các địa phương xây dựng 111 công trình hạ tầng giao thông, thủy lợi, trường học, nước sạch và vệ sinh môi trường, các khu tái định cư...
Chị Trần Thị Mây xã Phong Bình (Phong Điền) tỏ ra phấn khởi kể từ khi địa phương triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới, các loại nông sản của chị và người dân ở quê làm ra rất dễ tiêu thụ. Đường sá thuận lợi nên nhiều hộ không nhất thiết phải chờ lái buôn về mua lúa mà vận chuyển đến tận các đại lý, cơ sở tiêu thụ để bán nên giá cao hơn. Công trình chợ ở quê cũng được xây dựng khang trang, rộng rãi hơn, không còn cảnh người mua kẻ bán chen chúc. “Chỉ cần mất chục phút đi bằng xe thồ, nông sản có mặt tại chợ. Các mặt hàng nông sản cũng được giá hơn từ 500 đồng đến một ngàn đồng/kg”, chị Mây bộc bạch. Có chợ, đi kèm với việc xuất hiện nhiều mặt hàng thiết yếu. Người dân địa phương có thể mua sắm ngay tại chỗ. Hàng chục ngôi chợ được đầu tư xây dựng góp phần giải quyết tình trạng “chợ xép”, họp chợ lấn chiếm lòng lề đường ảnh hưởng đến trật tự, giao thông...

Gạo chất lượng cao tại hội chợ Festival Huế 2014

 

Đến nay, toàn tỉnh có 9 xã hoàn thành 19/19 tiêu chí NTM, trong đó 2 xã được tỉnh công nhận đạt chuẩn NTM; 75/92 xã đạt từ 10 tiêu chí trở lên...

Nhu cầu sinh hoạt, giải trí của người dân cũng ngày càng được đáp ứng khi nhà văn hóa cộng đồng thôn, xã xây dựng khang trang. Từ ngày triển khai xây dựng nông thôn mới, toàn tỉnh xây dựng 6 nhà văn hóa xã, trị giá 3-5 tỷ đồng/nhà và hàng chục nhà văn hóa thôn, mỗi nhà từ 100 triệu đến vài trăm triệu đồng. Ông Trần Lộc ở xã Hương Giang (Nam Đông) thổ lộ: “Có nhà văn hóa cộng đồng, người dân hăng hái, tích cực hơn trong việc tham gia các buổi sinh hoạt. Qua đó hiểu biết hơn các chủ trương, chính sách, pháp luật của nhà nước, bài trừ các phong tục, tập quán lạc hậu, tệ nạn xã hội...”. Nhà văn hóa cộng đồng còn là nơi diễn ra các cuộc giao lưu, văn nghệ quần chúng, thể thao, giải trí giữa các thôn, bản, góp phần thắt chặt tình đoàn kết, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của người dân, không chỉ ở vùng cao Nam Đông mà cả các vùng miền khác.
Hàng chục ngôi trường, trạm y tế ở các vùng nông thôn được xây dựng khang trang, ngày càng hoàn thiện về cơ sở vật chất. Thầy Hoàng Kim Hoán, Phó Hiệu trưởng Trường THCS Hải Dương (thị xã Hương Trà) nói: “Trường đã được xây mới hai tầng. Một số phòng học xuống cấp đã sửa chữa. Các trang thiết bị dạy học cũng được mua sắm đảm bảo đạt chuẩn... Nhà trường đang phối hợp với ngành điện triển khai khắc phục đường dây điện đi qua phía trước sân sẽ đủ tiêu chí đạt chuẩn quốc gia”... Với trạm y tế xã, bác sĩ Dương Huyên, Trạm trưởng Trạm Y tế xã Phú Mậu (Phú Vang) cũng đã từng bày tỏ niềm vui khi cơ sở trạm của địa phương và nhiều nơi khác được cấp trên đầu tư xây mới, hỗ trợ mua sắm trang thiết bị y tế ngày càng đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân...
Bài, ảnh: Hoàng Triều
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ứng phó hạn, mặn

Diễn biến thời tiết phức tạp, nắng nóng dự báo gay gắt kéo dài khiến nguy cơ thiếu nước sản xuất nông nghiệp và xâm nhập mặn.

Ứng phó hạn, mặn
Xung kích trên mặt trận kinh tế

Phát huy vai trò xung kích, các cấp bộ Đoàn ở Hương Trà đã có nhiều hoạt động tích cực tham gia xây dựng thị xã, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển. Nổi bật trong đó là phong trào phát triển các mô hình kinh tế do thanh niên làm chủ...

Xung kích trên mặt trận kinh tế
Ứng phó nguy cơ dịch bệnh gia súc, gia cầm

Các biện pháp phòng, chống được triển khai đồng bộ, có hiệu quả nên đến thời điểm này, dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm (GSGC) chưa xảy ra. Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm, tái bùng phát dịch bệnh GSGC.

Ứng phó nguy cơ dịch bệnh gia súc, gia cầm
Chủ động ứng phó nguy cơ cháy rừng

Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh, ông Lê Ngọc Tuấn trao đổi, mùa nắng nóng được dự báo bắt đầu từ những ngày cuối tháng 3 này. Cơ quan khí tượng thủy văn cảnh báo nắng nóng diễn ra gay gắt, diễn biến phức tạp khiến rủi ro, nguy cơ cháy rừng cấp độ cao. Hầu hết các cánh rừng trên địa bàn tỉnh, nhất là rừng thông cảnh quan, đặc dụng, rừng phòng hộ, keo tràm, kể cả dương liễu vùng cát đều có nguy cơ cháy.

Chủ động ứng phó nguy cơ cháy rừng
Return to top