ClockThứ Tư, 06/07/2016 09:49

Nữ Bộ trưởng dẫn đầu trong vòng bỏ phiếu đầu tiên chọn Thủ tướng Anh

Bộ trưởng Nội vụ Anh Theresa May, người ủng hộ Anh ở lại EU, đã dẫn đầu trong vòng bỏ phiếu đầu tiên chọn ra lãnh đạo đảng Bảo thủ diễn ra vào hôm qua. Đảng Bảo thủ đang nắm quyền nên việc bầu ra lãnh đạo đảng này đồng nghĩa với chọn ra thủ tướng Anh.

Bộ trưởng Nội vụ Anh bắt đầu chạy đua để giành chức thủ tướng

Bộ trưởng Nội vụ Anh Theresa May. Ảnh: AP

Theo kết quả bỏ phiếu, bà May giành được 165 phiếu bầu từ các nghị sỹ đảng Bảo thủ - đảng cầm quyền ở Anh. Đứng sau bà là Bộ trưởng Năng lượng Andrea Leadsom với 66 phiếu, thứ ba là Bộ trưởng Tư pháp Michael Gove với 48 phiếu.

Như vậy, đây sẽ là 3 ứng viên tiếp tục chạy đua giành ghế lãnh đạo đảng Bảo thủ đồng thời là Thủ tướng Anh kế nhiệm ông David Cameron - người tuyên bố sẽ từ chức vào tháng 10 tới. Vòng bỏ phiếu tiếp theo dự kiến diễn ra vào ngày mai 7/7 để chọn ra 2 ứng viên cuối cùng tranh cử. Kết quả bầu cử cuối cùng sẽ được công bố vào ngày 9/9. Từ nay đến thời gian đó, các ứng viên có 2 tháng để vận động tranh cử trước các cử tri là những người trong đảng Bảo thủ.

Trước khi vòng bỏ phiếu đầu tiên này diễn ra, bà May được dự đoán là ứng viên sáng giá nhất trong số 5 nghị sỹ ứng cử. Bà là một trong những người có đường lối cứng rắn nhất trong chính phủ và được đánh giá là có nhiều kinh nghiệm chính trường hơn so với nữ bộ trưởng Leadsom. Nếu đắc cử, bà May sẽ là nữ thủ tướng Anh thứ hai, sau bà Margaret Thatcher.

Bà May là một trong 2 ứng viên ủng hộ Anh ở lại EU, nhưng giờ đây bà tuyên bố rằng “Brexit vẫn là Brexit, bà cũng bác bỏ khả năng bầu cử trước hạn hay trưng cầu dân ý lần hai. Bà May từng tuyên bố, nếu bà đắc cử, chính phủ Anh sẽ chưa kích hoạt điều khoản 50 trong Hiệp ước Lisbon để bắt đầu quá trình rời EU trước thời điểm cuối năm nay.

Bà nhấn mạnh: “Nhiệm vụ lớn ở phía trước đó là đoàn kết đảng và đất nước, đàm phán những điều khoản tốt nhất khi Anh rời EU và để nước Anh trở thành đất nước vì tất cả người dân. Tôi là ứng viên duy nhất có thể làm được 3 điều này”.

Theo Dantri

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Điểm mặt một số sự kiện nổi bật trong năm 2022

2022 được nhận định là một năm với nhiều sự kiện bất ngờ, khi nước Anh mất đi một Nữ hoàng và Nhật Bản cũng mất đi một Cựu Thủ tướng, thiên nhiên cũng một lần nữa tự chối bỏ qua cho loài người. Bên cạnh đó, 2022 cũng là một năm xung đột ở châu Âu.

Điểm mặt một số sự kiện nổi bật trong năm 2022
Ông Sunak cam kết mang lại “ổn định và thống nhất” cho nước Anh

Thủ tướng sắp tới của Anh Rishi Sunak tuyên bố sẽ mang lại “sự ổn định và thống nhất” giữa thời điểm nước này đang phải đối mặt với nhiều thách thức kinh tế và bất ổn chính trị, sau khi ông được bầu làm tân lãnh đạo của Đảng Bảo thủ cầm quyền, hãng tin AFP sáng nay (25/10) cho biết.

Ông Sunak cam kết mang lại “ổn định và thống nhất” cho nước Anh
Thủ tướng Anh Boris Johnson từ chức

Ngày 7/7, các phương tiện truyền thông đồng loạt đưa tin Thủ tướng Anh Boris Johnson đã chấp nhận từ chức, sau ba năm cầm quyền đầy khó khăn với nhiều vụ bê bối mà đỉnh điểm là cuộc nổi dậy của chính Nội các và nhóm nghị sĩ của ông.

Thủ tướng Anh Boris Johnson từ chức
Các nước phát triển và giàu cần nỗ lực hành động vì quỹ biến đổi khí hậu

Chỉ còn chưa đầy 6 tuần nữa là đến Hội nghị thượng đỉnh của Liên Hiệp quốc về Biến đổi khí hậu lần thứ 26 (COP 26) diễn ra từ ngày 31/10 - 12/11 tại Glasgow (Anh). Mới đây, Thủ tướng Anh Boris Johnson kêu gọi các nhà lãnh đạo của các nền kinh tế lớn nhất thế giới, bao gồm cả Mỹ thực hiện cam kết đối với quỹ khí hậu trị giá 100 tỷ USD/năm.

Các nước phát triển và giàu cần nỗ lực hành động vì quỹ biến đổi khí hậu
Return to top