ClockThứ Hai, 21/01/2013 21:01

Nụ cười của con, nước mắt của mẹ

TTH - Nếu không được anh H.T. (một láng giềng ở gần chợ Trường An – Huế) kể chuyện trước, nhìn cô Văn Thị Thu Lan ôm con ngồi bên các giá đồ “bành” nhiều chủng loại, khó mà biết hai mẹ con vừa trải qua những ngày tháng cơ cực không kể xiết và tương lai vẫn còn đầy bất trắc.

Cháu Lan Anh là kết quả của một mối tình cũng khá đặc biệt. Thu Lan quê xã Quảng Thái (huyện Quảng Điền, Thừa Thiên Huế), vào lúc việc học tại chức một lớp tin học dở dang thì gặp Lê Hồng Đức, từ Long Khánh (Đồng Nai) về thăm quê. Đức là người cùng quê, nhưng theo gia đình đi “kinh tế mới” từ lâu. Sau cuộc gặp “định mệnh” đó, đôi trai gái nương tựa vào nhau, thuê nhà trọ ở Huế, tự lực kiếm sống. Cả hai, không tài sản, không nghề nghiệp, nhưng có sức trẻ, chịu khó tằn tiện và hết lòng thương yêu nhau, họ đã đi đến hôn nhân và náo nức mong chờ đến ngày đóa hoa tình yêu kết quả.

 

 

 

Ngày bé Lan Anh chào đời (bé sinh ngày 29/3/2012) cả hai mẹ con đều cận kề cửa tử. Do Thu Lan sức yếu, không tự sinh được, phải mổ rồi bị nhiễm trùng và nằm liệt giường suốt 2 tháng. Nguy hiểm hơn, bé sinh ra bị dị tật: hẹp thực quản và hầu như không có hậu môn, nên ra đời chưa trọn ngày, bác sĩ đã phải mổ, cấp tốc tạo ống dẫn thức ăn trực tiếp vào dạ dày. Chỉ làm được từng đó thì bé trụy tim, suýt chết, phải tạm ngưng. Đợi bé tạm hồi phục, các bác sĩ mổ thêm 2 lần nữa; một lần tạo ống thải chất nhờn (đờm dãi…) bên cổ và một lần chuyển đường bài tiết qua âm hộ (do hậu môn chỉ là một lỗ bé tí) nên bé mới sống được đến hôm nay. Mấy lần mổ, không kể chi phí hàng chục triệu do Bệnh viện Trung ương Huế hỗ trợ, tiền ăn uống cho bà con ở quê lên chăm nuôi hàng mấy tháng, tiền bồi dưỡng cho hai mẹ con cũng tốn hàng chục triệu đồng nữa.

 

Tôi đến thăm “nhà” hai mẹ con, khi Thu Lan vừa trông mấy dãy “đồ bành” trước cửa, vừa chuẩn bị làm vệ sinh và cho bé “ăn”. Do trên cơ thể bé có ba “cửa mở” không chủ động, người mẹ luôn phải can thiệp, nên rất dễ nhiễm trùng. Thức ăn cũng phải chọn lọc, nấu thành nước rồi bơm vào ống chuyển trực tiếp vào dạ dày. Việc cho bé đại tiện còn cực nhọc hơn: phải dùng “xơ-ranh” bơm nước vào âm hộ cho phân loãng ra rồi hút, khiến bé rất đau đớn…

 

Thu Lan sụt sùi kể lại tình cảnh cơ cực của hai mẹ con những tháng vừa qua rồi bày tỏ niềm hy vọng mong manh và đầy bất trắc:

- Cháu hay bị nhiễm trùng và đau bụng, không biết lúc mô cháu mới cân nặng được 10 ki-lô? Bác sĩ bảo đến lúc đó mới có thể tiếp tục mổ tạo hậu môn… Còn việc khai thông thực quản nữa…

 

- Buôn bán tạm bợ thế này, ngày được mấy đồng, lấy tiền đâu chạy chữa cho con?

 

- Buôn bán ế lắm bác ạ. Ngày cháu chỉ kiếm được vài chục ngàn đồng.

 

- Thế chồng cháu đâu rồi?

 

- Nhà cháu mang hàng đi bán dạo trên chợ Tuần. Phải đi từ 4 giờ sáng bác ạ… Tuần trước, bày hàng bán bên hè phố, bị tịch thu đồ mất cả triệu đồng…

 

Tôi nhìn căn phòng mấy mét vuông dựng tạm bên đường Trần Anh Tông cạnh chợ Trường An, không biết những ngày đông sắp tới, hai vợ chồng trẻ và đứa con luôn đau ốm sẽ chống chọi với mưa rét như thế nào…

 

Thu Lan đặt bé Lan Anh xuống nôi, chạy ra lấy hàng cho khách. Căn phòng ngoài chiếc giường 1,2m cho 3 con người, không còn vật gì đáng giá. Nhưng nhìn bé nằm trong chiếc nôi sạch tinh, chăn gối đẹp nữa, đủ biết hai vợ chồng chăm lo cho đứa con có số phận không may mắn của mình như thế nào… Ngoài cửa, hình như khách đã biết hoàn cảnh người bán, không “mà cả” lôi thôi.

 

- Vợ chồng cháu nhờ bà con láng giềng xung quanh nhiều, người cho cái này, kẻ cho cái khác. Cực răng bọn cháu cũng chịu được, chỉ mong sao chữa chạy cho bé nên người!

 

Tôi chẳng có thể giúp gì hơn, ngoài món quà nhỏ cho hai mẹ con. Tuy vậy, hy vọng là các bác sĩ tài giỏi của Bệnh viện TW Huế, với sự giúp đỡ của bà con gần xa, bé Lan Anh rồi sẽ được sống như một con người bình thường…

Trung Sơn
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xin giữ lại tương lai cho Hải bằng máy hỗ trợ nhịp tim

Từ nhỏ, Phan Thị Hải đã bị bệnh tim bẩm sinh. Tưởng chừng tương lai tươi đẹp của em đã được mở ra khi em được phẫu thuật đặt máy hỗ trợ nhịp tim thành công lúc 9 tuổi và trở thành cô sinh viên Trường đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế. Nhưng khi cuộc sống vốn dĩ trôi qua bình thường, thì sóng gió ập tới, căn bệnh tim của em lại tái phát.

Xin giữ lại tương lai cho Hải bằng máy hỗ trợ nhịp tim
4 đứa trẻ mồ côi cần lắm một mái nhà

Khi màn đêm buông xuống, trong lúc ai nấy quây quần bên mâm cơm gia đình, thì có 4 đứa trẻ mồ côi (ở thôn Diên Đại, xã Phú Xuân, huyện Phú Vang), không nhà cửa, không bố, người mẹ vừa quẫn trí treo cổ tự tử, ngơ ngác trước bàn thờ mẹ bảng lảng khói hương. Chiếc bàn thờ cũng đặt nhờ trong căn nhà bé xíu của một người họ hàng.

4 đứa trẻ mồ côi cần lắm một mái nhà
Xin yêu thương đến với hoàn cảnh cháu Thanh Phúc

Gia đình anh Hồ Văn Sơn là hộ nghèo của xã Lâm Đớt, huyện A Lưới. Hai vợ chồng đi làm thuê thu nhập không được ổn định. Cuộc sống khốn khó như vậy nhưng vợ chồng anh Sơn vẫn luôn cố gắng, nhất là khi cách nay 2 năm chị sinh hạ được một bé trai. Đặt tên con là Hồ Thanh Phúc với mong muốn con lớn lên may mắn…

Xin yêu thương đến với hoàn cảnh cháu Thanh Phúc
Xin bảo lưu kết quả học tập để ở nhà chăm sóc bố mẹ

Theo chỉ dẫn của người dân, chúng tôi đến thăm gia đình cháu Nguyễn Đoàn Lan Anh (SN 2002) - sinh viên năm 3 Trường đại học Ngoại ngữ Huế, ở tổ dân phố Trạch Thượng 2, thị trấn Phong Điền, huyện Phong Điền (Thừa Thiên Huế), một gia đình có hoàn cảnh thật đáng thương.

Xin bảo lưu kết quả học tập để ở nhà chăm sóc bố mẹ

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top