ClockThứ Ba, 31/08/2021 14:33

Nữ quân nhân “hai vai”

TTH - Chồng của các chị, những cán bộ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp (QNCN) đang tham gia tuyến đầu phòng, chống dịch. Bản thân cũng là người lính, các chị vừa hoàn thành tốt nhiệm vụ đơn vị, vừa chu toàn công việc gia đình để chồng yên tâm cùng với các lực lượng chống dịch...

Nữ quân nhân “Bốn tốt”

Đại úy QNCN Hoàng Thị Thanh Trâm chuẩn bị bữa trưa cho cán bộ, chiến sĩ đơn vị

Gần hai tháng nay, Thiếu tá QNCN Lê Lệ Hiền, nhân viên bảo mật, Ban CHQS thị xã Hương Thủy luôn tất bật. Từ ngày COVID-19 bùng phát trở lại, đơn vị huy động lực lượng tham gia phòng, chống dịch, chị Hiền phải đảm nhiệm thêm nhiều công việc hơn mọi ngày, từ bảo đảm tốt công tác văn thư bảo mật, đến tham gia phục vụ nấu ăn, tăng gia sản xuất…

Sau khi hoàn thành tất cả các công việc tại đơn vị, chị tranh thủ về nhà lo cơm nước, tắm giặt cho hai cô con gái. Dù công việc đơn vị và gia đình tương đối nhiều, nhưng với bản chất người lính, chị luôn nhiệt tình, xông xáo, khắc phục khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Chồng của Thiếu tá QNCN Lê Lệ Hiền là Trung tá Hà Trọng Thường, Phó Chính ủy Trung đoàn 6, hiện anh đang đảm nhiệm chức vụ Chính trị viên Khung cách ly T1 (khu cách ly Trung đoàn 6). Do anh tham gia thực hiện nhiệm vụ trên tuyến đầu phòng, chống dịch nên nhiều tháng qua, mọi công việc lớn nhỏ trong gia đình một mình chị sắp xếp, lo toan; trong ngày vợ chồng, con cái chỉ nói chuyện thăm hỏi, động viên, trao đổi với nhau qua điện thoại.

Thiếu tá QNCN Lê Lệ Hiền bộc bạch: Là người lính bản thân tôi luôn xác định tốt nhiệm vụ, đặc biệt trong thời điểm dịch bệnh COVID-19 thì những người lính, những đồng đội trong đó có chồng tôi luôn sẵn sàng để lên đường tham gia phòng, chống dịch, góp phần mang lại bình an cho nhân dân. Dù thiếu vắng sự chia sẻ của chồng trong mọi công việc gia đình, nhưng bản thân luôn không ngừng cố gắng để sắp xếp chu đáo, vừa hoàn thành tốt nhiệm vụ trong đơn vị, vừa chăm lo cho con cái. Vì nhiệm vụ chung, bản thân mình cố gắng thêm một chút để anh an tâm trên tuyến đầu chống dịch.

Cũng có chồng đang tham gia thực hiện nhiệm vụ trên tuyến đầu phòng, chống dịch, nhiều tháng qua, mọi công việc lớn nhỏ trong gia đình, chăm sóc con cái, một tay Đại úy QNCN Hoàng Thị Thanh Trâm, nhân viên nuôi quân, Đại đội 20 Trinh sát, Phòng Tham mưu, Bộ CHQS tỉnh luôn tự cáng đáng một mình.

Chồng chị là Đại úy QNCN Cao Ngọc Hà, Nhân viên Quân khí, Ban CHQS huyện Phong Điền thường xuyên bám trụ tại chốt kiểm soát y tế liên ngành để phòng, chống dịch. Anh bận tham gia trực ở chốt không về, trong cuộc sống hàng ngày, mẹ con, chị cũng gặp không ít khó khăn. để anh an tâm trên tuyến đầu, chị Trâm một mình tự tay sắp xếp, làm hết mọi việc, kể cả những công việc khó khăn, nặng nhọc.

Đại úy QNCN Hoàng Thị Thanh Trâm tâm sự: Thời gian qua, không riêng gì anh Hà, nhiều cán bộ, chiến sĩ trong chính đơn vị và các đơn vị thuộc Bộ CHQS tỉnh cũng đang ngày, đêm căng mình tham gia trên tuyến đầu phòng, chống dịch. Biết bao khó khăn vất vả và nguy hiểm, mình vừa là hậu phương vừa quân nhân nên rất thương những người trên tuyến đầu. Mọi công việc lúc này dù có vất vả đến mấy mình cũng sẽ gắng hết mình, chỉ mong anh và các đồng đội có nhiều sức khỏe để chiến đấu với “giặc COVID”, mang lại bình an cho Nhân dân.

Từ khi dịch bùng phát, hàng trăm cán bộ, chiến sĩ các cơ quan, đơn vị Bộ CHQS tỉnh xung phong tham gia tuyến đầu chống dịch. Họ chia tay vợ con, tạm gác mọi công việc gia đình, mọi dự định bản thân để lên đường với quyết tâm cao nhất, có đồng chí nhiều tháng trời chưa được về thăm nhà. Ở hậu phương, vợ của các anh luôn vững vàng, khắc phục khó khăn, họ luôn làm “tròn vai” để chồng an tâm chống dịch.

Trung tá Lê Văn Lĩnh, Phó Chủ nhiệm Chính trị Bộ CHQS tỉnh khẳng định, nữ quân nhân ở các cơ quan, đơn vị Bộ CHQS tỉnh thời gian qua đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ; đặc biệt là số chị em có chồng đang tham gia tuyến đầu phòng, chống COVID-19, có những chị em gia đình rất khó khăn, con cái còn nhỏ, gia đình nội ngoại toàn ở xa, nhưng chị em đã sắp xếp rất tốt công việc đơn vị, gia đình để các anh an tâm thực hiện nhiệm vụ trên tuyến đầu, qua đó góp phần quan trọng để Bộ CHQS tỉnh thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch.

Bài, ảnh: Lê Sáu

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Tiếp sức” cho phụ nữ, trẻ em nghèo

Bằng những hoạt động, mô hình cụ thể như hỗ trợ kinh phí học tập, hỗ trợ nhu yếu phẩm hàng tháng, hỗ trợ phụ nữ vay vốn phát triển kinh tế... Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) phường Đông Ba đã đồng hành, “tiếp sức” cho trẻ em, phụ nữ nghèo, đơn thân trên địa bàn phường để họ có thêm động lực, cố gắng, nỗ lực hơn trong cuộc sống.

“Tiếp sức” cho phụ nữ, trẻ em nghèo
Lời nói dối yêu thương

Bà Tới đang cầm những tờ màu xanh lá trên tay đếm đi đếm lại đến hai lần rồi gói ghém cẩn thận vào bị áo, lấy ghim ghim lại. Số tiền này bà vừa mới đi vay của cô Minh tạp hóa gần nhà. Năm nay làm ăn khốn khó, mùa màng thất bát, vợ chồng bà lo lắng mấy tháng nay. Tiền đâu lo Tết, mua cho lũ nhỏ cháu ngoại bộ quần áo đẹp, rồi nạp học phí kỳ 2 cho thằng Bi…

Lời nói dối yêu thương
Áo dài Huế, một nét rất riêng

“Áo dài trở thành một nét văn hóa của phụ nữ Việt Nam nói chung. Với phụ nữ Huế nói riêng, áo dài là niềm tự hào, bởi áo dài Huế đã là một thương hiệu được “đóng đinh” trong lòng mọi người. Để áo dài được thăng hoa, tôn vinh thì sự lan tỏa, quảng bá của chị em, của hội viên phụ nữ trên toàn tỉnh là điều hết sức cần thiết. Hình ảnh người phụ nữ Huế trong chiếc áo dài truyền thống chính là một nét đẹp, một nét văn hóa rất riêng của Huế”, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ chia sẻ tại buổi gặp mặt phụ nữ Thừa Thiên Huế nhân dịp kỷ niệm 114 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3.

Áo dài Huế, một nét rất riêng
Những “đôi vai mềm” ở chợ đầu mối

Ở chợ Phú Hậu - chợ đầu mối lớn nhất Thừa Thiên Huế, không khí bán buôn bắt đầu tấp nập từ lúc 2 giờ sáng, khi ngày mới vừa chớm qua. Tiếp sau những chuyến xe hàng chở nông sản từ các miền Nam, Bắc ghé chợ là công việc bốc dỡ và vận chuyển hàng giúp các tiểu thương của các chị cửu vạn. Công việc vất vả, nhưng tiền công mỗi chuyến chở hàng nông sản của các chị cũng chỉ được vài ngàn đồng. Có phần nhẹ nhàng hơn nhưng cũng bám chợ vất vả không kém là chị em tiểu thương có sạp hàng ổn định hay các chị “chạy hàng” nhỏ lẻ. Dẫu vậy, khi nói về “ngày của mình”, các chị cũng chỉ đơn giản: Mong gia đình bình an và bản thân đủ sức khỏe để theo chợ, bám việc mỗi ngày.

Những “đôi vai mềm” ở chợ đầu mối

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top