ClockThứ Sáu, 20/04/2018 05:15

Nữ "tài xế" xe trâu

TTH - Người đời thường gắn liền hình ảnh của người nông dân chân chất với con trâu. Đó là những nam thanh niên cao to, lực điền. Ấy vậy mà tại vùng ven biển Vinh Thanh, Vinh An (Phú Vang), Vinh Hưng, Vinh Mỹ (Phú Lộc), con trâu lại được điều khiển bởi những người phụ nữ.

Uber phát hành phim tôn vinh nữ tài xế nhân Ngày Quốc tế Phụ nữ

Lái xe trâu là nghề kham khổ với chị em

Nghề khó

Điều khiển xe trâu không phải là nghề dễ chịu. Trước hết do mùi từ thân trâu bốc ra, đặc trưng nghề khiến nhiều chị em phụ nữ lúc nào đi làm cũng che kín mặt mày, áo quần dày dặn. Chưa kể công việc bê gạch, xúc cát sạn nặng nề, nhiều mồ hôi và bụi bặm nên chẳng chị em nào dám mặc áo quần mới. Chị Trần Thị Thanh Hoa, 40 tuổi, thâm niên trên 10 năm làm nghề ở Vinh Mỹ (Phú Lộc), chia sẻ: “Nhiều lần tôi gặp các đoàn khách nước ngoài đi ngang qua, họ chào hỏi rồi nhộn nhịp chụp hình đủ kiểu. Ai cũng trố mắt nhìn như lạ lắm. Mình ăn mặc như vầy cũng thấy ngại”.

Chị Lương Thị Thuận, 50 tuổi, 14 năm lái xe trâu, thì khác. Không nhắc đến chuyện trang phục, chị hồi tưởng về con trâu làm chị nhiều phen khốn đốn. “Con trâu ấy tên Bầu, là trâu đực, tính tình hung dữ. Vợ chồng tôi cố gắng mãi, cứ nghĩ được ngày nào hay ngày ấy nên không ít lần con Bầu rượt trâu người ta. Lần lữa mãi không xong, hai vợ chồng đành bán nó đi, mua con khác hiền hơn”- chị Thuận nhớ lại. Từng ấy năm theo nghề, có những đêm vợ chồng chị thức trắng để… tìm trâu. Trâu cột trong chuồng, thế nhưng có khi chúng giật dây đi rong. Nhiều lần tay lăm lăm đèn pin, chị rọi tìm khắp vùng từ Vinh Mỹ xuống tận Vinh Giang, Vinh Hải (Phú Lộc) để đưa trâu về.

Nghề xe trâu phải quen với việc dậy sớm. Thường những lúc nhiều việc, chị Phan Thị Thảo, 29 tuổi, vào nghề được 5 năm phải dậy từ 2-3 giờ sáng. “Trâu là loài chịu nắng kém. Thông thường, tôi cùng chồng phải dậy sớm, đến 6-7 giờ là phải đánh trâu về. Nếu chủ xe làm ráng, ép sức, trâu sẽ quỵ và chết”, chị Thảo cho biết thêm.

Bà Trần Thị Thu Thủy, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Vinh Thanh (Phú Vang) cho biết: “Bản thân tôi cực kỳ khâm phục các chị em làm nghề xe trâu. Vừa phụ giúp chồng phát triển kinh tế, vừa đảm đang vai trò làm mẹ, làm vợ. Đây là nghề cực nhọc, giỏi lắm mới làm được”.

Vất vả là vậy, thế nhưng vẫn có không ít niềm vui từ nghề. Dành dụm tiền vợ chồng chị Thuận đã nuôi các con không lớn, ăn học đàng hoàng, hiếu thảo, lễ phép với cha mẹ. Với chị Hoa, niềm vui đơn giản là ly cà phê sau chuyến lái xe trâu mỏi mệt.

Nỗi lòng chị em

Nghề nào có quy luật riêng. Nghề xe trâu, nhất là đối với chị em phụ nữ, quy luật ấy khắc nghiệt hơn gấp nhiều lần. Dùng nhiều sức, thức khuya dậy sớm nên sức khỏe của các chị không được như người cùng tuổi. Vào khoảng 45-50 tuổi, các chị phải kiếm công việc khác phù hợp hơn. Như chị Thuận, mặc dù gắn bó với nghề gần 15 năm, vợ chồng chị vẫn quyết định bán trâu, chuyển sang làm hồ tôm.

Cái nghiệt ngã của thời gian vẫn không khổ bằng sự cạnh tranh thị trường. Mới năm nào xe trâu là nghề “hot”, làm xe trâu nuôi con vào đại học, cho thu nhập khá, xóa đói giảm nghèo. Bây giờ trên các xã ven biển Vinh Thanh, Vinh An, Vinh Hưng…nghề xe trâu hoạt động cầm chừng do sự cạnh tranh của các loại xe cơ giới. Nhất là trên địa bàn xã Vinh Thanh, thời gian trước, đội ngũ xe trâu tại thôn 1, 2, 3 lên đến 16 hộ. Bây giờ, cùng với những con đường bê tông và xe bốn bánh, chỉ còn phân nửa chủ xe trâu hoạt động.

Trò chuyện hồi lâu với gia đình, chị Thảo ngậm ngùi: “Lúc trước nghề xe trâu ở Vinh Thanh làm ăn được lắm. Hai vợ chồng đi kéo xe có thể nuôi hai đứa con và dư dả chút ít. Bây giờ, do việc khai thác cát sạn bị cấm nên vợ chồng tôi làm việc cầm chừng. Khi nào có mối đi chở vật liệu, gạch, xi măng thì mừng vô cùng”.

Hai anh chị là một trong những hộ dân còn lại vẫn đau đáu với nghề. “Có lúc hai vợ chồng đã tính đến việc bỏ nghề để buôn bán. Nhưng trâu mua kéo thì đắt, bán đi lại rẻ, cơ ngơi của cả nhà trông chờ vào đôi trâu. Cả những bà con làm nghề xe trâu trong vùng cũng muốn chuyển sang nghề khác nhưng chưa tìm được nghề phù hợp. Làm lâu nên bỏ thì thương, vương thì tội”. Chị Thảo nói: “Phụ nữ làm nghề này vất vả vô cùng. Tôi chỉ mong chính quyền quan tâm, tạo điều kiện cho chúng tôi học nghề hay hỗ trợ để chúng tôi chuyển sang nghề khác”.

Người ta bảo nghề nào nghiệp ấy, thế nên nhiều đêm, giấc mơ của chị Thuận là hình ảnh những con trâu, chiếc xe và bờ cỏ. Bây giờ nhờ nuôi tôm mà nhà chị đã khá hơn. Trong đêm, người phụ nữ ấy hồi tưởng lại những kỷ niệm gian lao của mình. Những kỷ niệm mà bây giờ, các chị em phụ nữ đồng nghề với chị vẫn đang hằng ngày trải qua…

Bài, ảnh: Mai Thị Huế

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nông dân Phong Điền trước yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Ngày 6/4, đoàn công tác của Trung ương Hội Nông dân (HND) Việt Nam do ông Nguyễn Tiến Cường, Quyền Trưởng Ban Kinh tế-Trung ương Hội Nông dân Việt Nam làm Trưởng đoàn có buổi làm việc với HND huyện Phong Điền và kiểm tra một số mô hình nông nghiệp trên địa bàn huyện.

Nông dân Phong Điền trước yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Những nông dân thu nhập tiền tỷ

Thông qua phong trào nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi (SXKDG), trên địa bàn tỉnh xuất hiện nhiều điển hình nông dân thu nhập tiền tỷ.

Những nông dân thu nhập tiền tỷ
Quán triệt Chỉ thị 42 đến hội viên nông dân Phú Vang

Chiều 20/3, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ đã quán triệt Chỉ thị số 42-CT/TU, ngày 8/8/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy “Về định hướng xây dựng, phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” cho hơn 300 cán bộ, hội viên nông dân trên địa bàn huyện Phú Vang.

Quán triệt Chỉ thị 42 đến hội viên nông dân Phú Vang
Nông dân tham gia bảo vệ môi trường

Trong tiến trình xây dựng nông thôn mới (NTM), các cấp hội nông dân (HND), hội viên, nông dân (HVND) kết hợp triển khai phong trào “Ngày Chủ nhật xanh” nhằm nâng cao nhận thức của HVND trong bảo vệ môi trường đô thị, nông thôn “xanh - sạch - đẹp”.

Nông dân tham gia bảo vệ môi trường
Hỗ trợ nông dân nhân rộng mô hình kinh tế

Các cấp Hội Nông dân (HND) trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh hoạt động hướng dẫn và hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế thông qua việc phối hợp tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân (HVND) tham gia các mô hình phát triển kinh tế theo chuỗi liên kết nhằm nâng cao chất lượng và giá trị nông sản, góp phần tăng thu nhập cho người dân.

Hỗ trợ nông dân nhân rộng mô hình kinh tế

TIN MỚI

Return to top