ClockThứ Tư, 21/02/2018 06:56

Nước biển sẽ dâng khoảng 1m ngay cả khi đạt mục tiêu khí hậu

TTH.VN - Mực nước biển sẽ tăng từ 0,7-1,2 m trong 2 thế kỷ tiếp theo, ngay cả khi các Chính phủ kết thúc kỷ nguyên nhiên liệu hoá thạch theo cam kết trong Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, các nhà khoa học ngày 20/2 cho hay.

Chủ tịch ASEAN Singapore triển khai kế hoạch đối phó với biến đổi khí hậuĐối phó với nước biển dâng, Hà Lan khiến thế giới theo dõiChống biến đổi khí hậu có thể làm tăng việc làm, giảm bất bình đẳngMực nước biển dâng nhanh gấp 3 lần so với năm 1992Nước biển dâng làm tăng gấp đôi tần suất lũ lụt vào năm 2050

Căn hộ không có người ở đứng trước nguy cơ đổ sụp xuống Thái Bình Dương. Ảnh: Reuters

Hành động sớm để cắt giảm phát thải khí nhà kính sẽ hạn chế sự gia tăng dài hạn, do băng tan từ Greenland đến Nam Cực, một nhóm nghiên cứu viết trên tạp chí Nature Communications.

Mực nước biển dâng cao là mối đe dọa đối với các thành phố từ Thượng Hải đến London, tới các vùng thấp Florida hoặc Bangladesh và toàn bộ các quốc gia như Maldives ở Ấn Độ Dương hoặc Kiribati ở Thái Bình Dương.

Đến năm 2300, báo cáo cảnh báo mực nước biển sẽ tăng 0,7-1,2 m, ngay cả khi gần 200 quốc gia hoàn toàn đạt được các mục tiêu theo Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu 2015.

Thanh Ngân (Lược dịch từ Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Phi cần 277 tỷ USD/năm để thích ứng với khí hậu

Tham dự một hội nghị cấp cao về tài chính khí hậu, Chủ tịch nhóm Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB) Akinwumi Adesina vừa lên tiếng kêu gọi hành động khẩn cấp khi biến đổi khí hậu tiếp tục tàn phá nhiều quốc gia châu Phi.

Châu Phi cần 277 tỷ USD năm để thích ứng với khí hậu
WB nhận được cam kết hơn 11 tỷ USD để ứng phó với khí hậu và thách thức toàn cầu

Ngân hàng Thế giới (WB) vừa cho biết 11 quốc gia đã cam kết đóng góp hơn 11 tỷ USD cho các công cụ vốn kết hợp và bảo lãnh danh mục đầu tư mới, được thiết kế để mở rộng năng lực cho vay của WB thêm 70 tỷ USD trong một thập kỷ, nhằm giải quyết các vấn đề biến đổi khí hậu, đại dịch và các thách thức toàn cầu khác.

WB nhận được cam kết hơn 11 tỷ USD để ứng phó với khí hậu và thách thức toàn cầu
Chi phí nợ kỷ lục, nhiều quốc gia không đủ tài chính để chi tiêu cho khí hậu

Theo một báo cáo vừa được Đại học Boston công bố trước thềm hội nghị mùa xuân của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) sẽ diễn ra ngày 17 - 19/4 tới, các quốc gia mới nổi sẽ phải chi mức kỷ lục 400 tỷ USD để trả nợ nước ngoài trong năm nay và gần 40 quốc gia không thể chi số tiền cần thiết cho việc thích ứng với khí hậu và phát triển bền vững.

Chi phí nợ kỷ lục, nhiều quốc gia không đủ tài chính để chi tiêu cho khí hậu
Phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy đầu tư xanh

Chiều 10/4, tại Nghệ An, Trường đại học Kinh tế, Đại học Huế phối hợp với Viện Nghiên cứu kinh doanh, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Trường đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng và Trường đại học Kinh tế Nghệ An tổ chức hội thảo khoa học Quốc gia “Phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy đầu tư xanh hướng tới mục tiêu phát triển bền vững”.

Phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy đầu tư xanh
Return to top