Thế giới Thế giới
Nước đầu tiên trong EU khống chế thành công dịch tả lợn châu Phi
Ngày 13/3 Ủy ban châu Âu cho biết, Séc đã khống chế thành công dịch tả lợn châu Phi và mô hình kiểm soát bệnh cần được nhân rộng tại các nước có dịch.
Theo Ủy ban châu Âu, kể từ khi ổ bệnh tả lợn châu Phi được phát hiện đầu tiên và có nguy cơ lan rộng tại Cộng hòa Séc tháng 6/2017, Ủy ban châu Âu đã cử các chuyên gia thú y tới hợp tác với chính quyền địa phương nơi xảy ra ổ dịch để áp dụng các biện pháp thú y cần thiết nhằm kiểm soát dịch bệnh.

Theo đó, ngay sau khi xác định nguồn lây bệnh là do lợn rừng, chính quyền địa phương đã khoanh vùng ổ dịch, hạn chế tới mức thấp nhất các hoạt động ra vào khu vực, kèm theo đó là giám sát chặt chẽ và tiêu hủy ngay lập tức lợn rừng bị nhiễm bệnh. Bên cạnh đó, Séc cho phép bắn hạ lợn rừng trên diện rộng xung quanh khu vực nơi xảy ra ổ dịch nhằm khống chế dịch tả lợn châu Phi lan ra các khu vực khác. Nhờ các biện pháp này mà virus lây bệnh không phát tán ra bên ngoài và các ổ dịch đã được khống chế thành công.
Số liệu thống kê của Tổ chức thú y thế giới cho thấy đã có tổng cộng 221 con lợn rừng bị chết do virus tả lợn châu Phi trên toàn Cộng hòa Séc kể từ tháng 6/2017-4/2018. Ổ dịch cuối cùng được phát hiện vào tháng 4 năm ngoái. Không có một con lợn nuôi nào bị nhiễm virus lây bệnh.
Ủy ban châu Âu cho rằng mô hình khống chế dịch bệnh tả lợn châu Phi tại Cộng hòa Séc nên được nhân rộng ra các nước nơi dịch chưa được kiểm soát. Tuy nhiên, Ủy ban cũng cảnh báo nguy cơ cao tái phát bệnh này tại Séc khi một số nước xung quanh như Ba Lan vẫn chưa khống chế được dịch.
Theo VOV
- Anh mời Ấn Độ dự Thượng đỉnh G7 (18/01)
- Đức “chọn mặt gửi vàng”, chuẩn bị cho kỷ nguyên hậu Merkel (18/01)
- Mục tiêu tiêm chủng vaccin COVID-19 cho người dân của ông Joe Biden có thể thực hiện được (18/01)
- ICAO: Lưu lượng hàng không toàn cầu giảm 60% trong năm 2020 (17/01)
- Chính phủ mới của Mỹ sẽ ban hành 10 lệnh hành pháp đầu tiên (17/01)
- Nga sẽ nối lại các chuyến bay quốc tế với Việt Nam (17/01)
- Mỹ: Nhiều bang tuyên bố tình trạng khẩn cấp, phong tỏa tòa nhà quốc hội bang (16/01)
- Trung Quốc: Gần 100 triệu người dùng nước uống chứa hóa chất độc hại (16/01)
-
ICAO: Lưu lượng hàng không toàn cầu giảm 60% trong năm 2020
- Nga sẽ nối lại các chuyến bay quốc tế với Việt Nam
- Chính phủ mới của Mỹ sẽ ban hành 10 lệnh hành pháp đầu tiên
- Trung Quốc: Gần 100 triệu người dùng nước uống chứa hóa chất độc hại
- Mỹ: Nhiều bang tuyên bố tình trạng khẩn cấp, phong tỏa tòa nhà quốc hội bang
- Tình trạng khẩn cấp có thể khiến nền kinh tế Nhật Bản "sụt giảm kép"
- Ông Trump sẽ rời thủ đô Washington trước lễ nhậm chức Tổng thống
- Ấn Độ triển khai chương trình tiêm chủng COVID-19 lớn nhất thế giới
- Mỹ tăng cường an ninh tối đa trước thềm lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Joe Biden
- Ireland: Người lao động sẽ được phép tùy chọn làm việc cố định tại nhà
-
Cần hợp tác về biến đổi khí hậu, sức khỏe cộng đồng hậu COVID-19
- LHQ: Thế giới đối mặt với mức tăng nhiệt “thảm họa”
- Trump sẽ kết thúc nhiệm kỳ thế nào?
- Mỹ tăng cường an ninh tối đa trước thềm lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Joe Biden
- Tình trạng khẩn cấp có thể khiến nền kinh tế Nhật Bản "sụt giảm kép"
- Ông Trump sẽ rời thủ đô Washington trước lễ nhậm chức Tổng thống
- Tổng thống đắc cử Joe Biden đề cử nhân sự cấp cao của Ủy ban quốc gia đảng Dân chủ
- Anh chạy đua với thời gian khi dịch bệnh lên đỉnh điểm
- ABC News: Nguy cơ biểu tình vũ trang trước lễ nhậm chức của ông Biden
- Mức độ lây nhiễm của virus SARS-CoV-2 không hề giảm tại châu Âu