ClockChủ Nhật, 25/04/2021 09:52

Nuôi dưỡng tình yêu với sách

TTH - Sau một thời gian báo động giới trẻ “bỏ quên” việc đọc sách dưới sự tác động của cuộc sống hiện đại, công nghệ, điều vui là sách đang quay trở lại với đời sống của người trẻ nhờ những nỗ lực lan tỏa văn hóa đọc của gia đình, nhà trường và cộng đồng.

Khánh thành khu vui chơi giải trí, sinh hoạt cộng đồng và đọc sáchNhiều hoạt động hướng về Ngày sách Việt NamĐịa chí Văn hóa Huế, quà tặng cho người đương thời và mai sauCông bố đề án Tủ sách Huế và ra mắt Địa chí Văn hóa HuếQuyên góp sách cho tủ sách Huế

Nhiều bạn trẻ duy trì thói quen đọc sách hàng ngày

Làm bạn với sách

Từ khi Trường THCS Chu Văn An thiết lập “Tủ sách Huế”, mỗi giờ ra chơi, em Phan Thị Tịnh Minh, học sinh lớp 8 lại đến tủ sách đặt ở sân trường tìm sách. Cầm trên tay cuốn “Chuyện kể về các vương phi hoàng hậu nhà Nguyễn”, Tịnh Minh kể: “Em rất thích đọc sách về văn hóa, lịch sử, đặc biệt là những cuốn sách viết về triều Nguyễn, văn hóa Huế, sách văn học… Rất nhiều điều bổ ích em nhận được đằng sau mỗi cuốn sách và sách trở thành người bạn đồng hành của em”.

Sớm tiếp xúc với sách từ khi còn nhỏ, Tịnh Minh dần hình thành thói quen đọc sách mỗi ngày. Trừ thời gian học, mỗi khi rảnh rỗi, Minh lại tìm đến sách. Cô học trò nhỏ chia sẻ: “Đọc sách cũng là một hình thức học, tham khảo, nghiên cứu, giúp em có thêm nhiều kiến thức. Với em, sách rất cuốn hút, nhất là sách về lịch sử có thể giúp em hiểu được những thăng trầm của lịch sử đất nước và thế giới”. 

Ở Trường THCS Chu Văn An, rất nhiều học sinh yêu thích đọc sách như Tịnh Minh. Vào giờ ra chơi, khá nhiều học sinh ngồi trên ghế đá quanh sân trường đọc sách với niềm yêu thích thật sự. Nhà trường cũng rất khích lệ phong trào đọc sách trong học sinh qua chương trình giới thiệu sách mỗi tháng vào giờ chào cờ. Lựa chọn cuốn sách mình yêu thích, các em đọc và chia sẻ những điều cảm nhận về cuốn sách. Sáng 19/4, buổi giới thiệu sách “Cố đô Huế đẹp và thơ” của nhà nghiên cứu Phan Thuận An do hai học sinh đảm nhận đã truyền cảm hứng cho nhiều học sinh khác.

Học sinh Trường THCS Chu Văn An đọc sách trong giờ ra chơi

Giữa sự phát triển của không gian mạng với nhiều hình thức giải trí, điều vui là vẫn có nhiều người gắn bó với sách. Tại Hội sách Alphabook diễn ra từ ngày 10 đến 18/4 tại công viên Tứ Tượng, khá đông học sinh, sinh viên, phụ huynh dẫn con nhỏ đến mua sách. Trong những ngày diễn ra hội sách, khoảng 5.000 lượt người đến mua sách với hơn 40 nghìn đầu sách được bán ra. Ngẫu nhiên trò chuyện với các bạn học sinh, sinh viên, các em đều tỏ ra thích thú với sách, tạo cho mình thói quen đọc sách hàng ngày.

Đến hội sách tìm mua những cuốn sách kỹ năng, Nguyễn Thị Hồng Yến, sinh viên năm 1, Khoa Tâm lý, Trường đại học Sư phạm – Đại học Huế bày tỏ: “Em đang là sinh viên, ở độ tuổi trưởng thành nên luôn muốn học hỏi kinh nghiệm, trau dồi kỹ năng qua những cuốn sách kỹ năng sống, kỹ năng mềm, ứng xử, sách văn học... Sách là kênh quan trọng có thể giúp em đọc và rút ra kinh nghiệm cho mình. Vì thế, em hầu như đọc sách mỗi tối trước khi đi ngủ và buổi sáng sau khi tập thể dục. Điều này trở thành thói quen từ khi em học cấp 3. Hầu như bạn bè xung quanh em cũng vậy. Đọc một cuốn sách hay, chúng em hào hứng chia sẻ, trao đổi với nhau”.

Nuôi dưỡng và lan tỏa

Sau một thời gian báo động giới trẻ quay lưng với sách dưới sự tác động của cuộc sống hiện đại, công nghệ, điều vui là sách đang quay trở lại với đời sống nhờ những nỗ lực lan tỏa văn hóa đọc của chính quyền và cộng đồng. Ngày càng có nhiều phụ huynh quan tâm đến việc hình thành cho con thói quen đọc sách từ khi còn nhỏ. Ở Thư viện Tổng hợp tỉnh, nhiều bé mới 3-4 tuổi được cha mẹ đưa đến làm thẻ thư viện. Mỗi khi rảnh rỗi, họ lại đưa con đến đây để tiếp cận với sách.

Bà Nguyễn Thị Thanh Thu, Trưởng phòng Bổ sung - Biên mục Thư viện Tổng hợp tỉnh cho rằng, niềm đam mê và thói quen đọc sách của mỗi người cần được bắt đầu từ bé trong gia đình. Ban đầu, khuyến khích trẻ bằng cách coi đọc sách như một trò chơi, rồi duy trì như một thói quen sinh hoạt hàng ngày để trẻ tìm thấy những điều lý thú trong sách. Lớn lên, trẻ sẽ có thói quen để sách ở đầu giường hay trong cặp.

Ngày sách Việt Nam năm nay, nhiều trường học tổ chức các buổi giới thiệu sách hay nhằm lan tỏa niềm yêu thích đọc sách trong học sinh. Lãnh đạo một số trường rất coi trọng vai trò của sách và có nhiều cách làm hay để sách trở thành người bạn đồng hành của học sinh. Trường THCS Chu Văn An vận động thiết lập “Tủ sách Huế” đặt giữa sân trường, lớp nào cũng có kệ sách nhỏ để học sinh mang sách đến trao đổi cùng đọc.

Cô Lê Thị Hồng Giang, Hiệu trưởng Trường THCS Chu Văn An cho hay: “Thông qua các tiết dạy, đặc biệt là môn ngữ văn, thầy cô giáo truyền tải cho các em vai trò quan trọng của sách, tổ chức các giờ ngoại khóa tìm hiểu về sách, phát động các em tham gia các cuộc thi: Cây viết tuổi hồng, Viết thư quốc tế UPU, Nhà sử học nhỏ tuổi… Một số đề kiểm tra, bài thu hoạch cũng hướng đến việc trắc nghiệm, đánh giá việc đọc của các em”.

Trò chuyện về vai trò của sách trong đời sống người dân Huế, TS. Trần Đình Hằng, Phân viện trưởng Phân viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam tại Huế cho rằng, trải dài quá trình lịch sử, người Huế vốn có truyền thống hiếu học và mê đọc sách. Sách góp phần giáo dục con người những luân lý, đạo đức, lòng tự trọng… Người Huế mê đọc sách cũng xuất phát từ môi trường, hoàn cảnh sống. Với tính cách thong dong, thích sống chậm, đọc sách cũng là cách nuôi dưỡng tâm hồn của người Huế. Để tiếp nối truyền thống ấy, sự chung tay của gia đình, nhà trường và cộng đồng xã hội từ những tủ sách gia đình, thư viện trường, những hoạt động, phong trào hướng về văn hóa đọc… sẽ hình thành thói quen và nuôi dưỡng niềm yêu thích với sách trong thế hệ trẻ.

Bài, ảnh: MINH HIỀN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hưởng ứng “Ngày sách & Văn hóa đọc Việt Nam”

Lễ hưởng ứng “Ngày sách & Văn hóa đọc Việt Nam” năm 2024 với thông điệp “Sách hay cần bạn đọc” do Thư viện tổng hợp tỉnh, Trung tâm VH-TT&TT TX. Hương Thủy, Phòng GD&ĐT thị xã và Thị Đoàn Hương Thủy phối hợp tổ chức tại Trường TH&THCS Phú Sơn sáng 23/4.

Hưởng ứng “Ngày sách  Văn hóa đọc Việt Nam”
Xây dựng văn hóa đọc cho cán bộ, chiến sĩ

Phong trào đọc sách, báo tại Trung đoàn 6, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh được triển khai đa dạng, giúp cán bộ, chiến sĩ học tập, nghiên cứu, tích lũy nhiều kiến thức nhằm phục vụ hiệu quả trong công tác.

Xây dựng văn hóa đọc cho cán bộ, chiến sĩ
Trao tặng 94 tủ sách lớp học tại huyện Phú Lộc

Chiều 22/4, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Phú Lộc phối hợp Tổ chức Zhi Shan Foundation tại Việt Nam tổ chức chương trình hưởng ứng Ngày hội đọc sách với chủ đề “Sách hay cần bạn đọc” và trao tặng 94 tủ sách lớp học cho 13 trường học tại huyện Phú Lộc.

Trao tặng 94 tủ sách lớp học tại huyện Phú Lộc
Lan tỏa “Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam”

Thực hiện kế hoạch của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh, về việc tổ chức Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba trong BĐBP tỉnh năm 2024, ngày 22/4, Đồn Biên phòng Vinh Hiền phối hợp với Trường THCS Vinh Giang (Phú Lộc) tổ chức “Ngày sách và văn hoá đọc Việt Nam”.

Lan tỏa “Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam”
Em và ngày hội đọc sách

So với các bạn cùng trang lứa TP. Huế và vùng đồng bằng, các bạn nhỏ ở huyện vùng núi, vùng xa Nam Đông và A Lưới thiệt thòi hơn nhiều về điều kiện để tiếp cận công nghệ thông tin...

Em và ngày hội đọc sách

TIN MỚI

Return to top