ClockThứ Tư, 01/04/2015 16:20

Nuôi gà gia trại ở Vinh Giang

TTH - Tận dụng thời gian nông nhàn và nguồn thức ăn sẵn có, nhiều hộ dân ở xã Vinh Giang (Phú Lộc) đã thành công với mô hình nuôi gà gia trại, tăng thêm nguồn lợi kinh tế gia đình.

Nuôi gà gia trại đang trở thành hướng đi hiệu quả cho nhiều người dân xã Vinh Giang

Ban đầu nuôi theo hình thức tự phát, chưa có kỹ thuật nuôi nên tỷ lệ hao hụt, dịch bệnh nhiều, người nuôi không có lãi. Năm 2012, Hội nông dân xã đề nghị cấp trên mở lớp sơ cấp nghề (3 tháng, được cấp chứng chỉ) đào tạo kỹ thuật chăn nuôi cho 30 hộ dân. Qua hai lớp đào tạo năm 2012 và 2013, 50 hộ dân tiếp tục hướng dẫn cách chăn nuôi cho nhiều hộ khác, nhân rộng mô hình nuôi gà gia trại. Đến nay, xã Vinh Giang có khoảng 70% người dân nuôi gà, trong đó khoảng hơn 100 người dân địa phương nuôi nhiều theo mô hình gà gia trại bằng công nghệ đêm lót sinh học. Nuôi theo hình thức xen gối, bình quân mỗi gia đình có khoảng 150-200 con gà (mỗi lứa), tổng đàn gà của nhiều gia đình cũng lên đến 400-500 con. “So với các nghề khác, nuôi gà có hiệu quả kinh tế cao, bà con nắm vững kỹ thuật nuôi rồi nên ai cũng yên tâm”, Nguyễn Duy Thắng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Vinh Giang phân tích.

Theo nhiều hộ nuôi gà gia trại, tuy là nghề tay trái nhưng hiệu quả kinh tế mang lại không hề nhỏ, thậm chí có gia đình sống khá nhờ nghề này. Ngoài hình thức nuôi gà thuần kiến lấy thịt, nhiều hộ sắm thêm máy ấp trứng, tạo con giống 1-2 ngày tuổi để bán ra kiếm thêm thu nhập. Với mỗi ki-lô-gam gà thuần kiến bình thường giá dao động từ 90.000-120.000 đồng/kg nhưng với gà đẹp để cúng, giá lên đến 150.000 đồng/kg. “Thời gian nuôi mỗi lứa khoảng 4 tháng, trung bình mỗi hộ nuôi bán gà lãi khoảng 1,5-2 triệu đồng/tháng. Theo tôi nhận thấy về nguồn lợi kinh tế ở đây thì gà chỉ đứng sau thủy sản”, ông Thắng nói thêm.
Ông Trần Văn Ánh, một hộ nuôi chia sẻ: “Hiện tại tui nuôi 500-600 con, ngoài ra ấp thêm trứng bán gà giống. Mỗi tháng cũng lãi được 3-5 triệu đồng. Nhưng đó chỉ là nuôi thử nghiệm thôi, tui đang làm trang trại, tới đây nuôi đại trà, hy vọng lợi ích kinh tế sẽ nhiều hơn”.
Từ mô hình nuôi gà, nhiều cái tên như Trần Văn Ánh, Trần Văn Tuấn, Lê Như Minh,… trở thành những tấm gương điển hình, làm ăn kinh tế gia đình hiệu quả. Nhiều người đánh giá, mô hình nuôi gà gia trại này tuy nuôi chơi, nhưng lãi thật, giải quyết việc làm, tạo thêm niềm vui và thu nhập cho họ.
Bài, ảnh: Lê Hữu Phúc
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tạo động lực thúc đẩy hợp tác xã phát triển

Những năm gần đây, Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh đã phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ các HTX. Trong đó, hoạt động ký kết thi đua do Liên minh HTX phát động là động lực giúp các HTX nâng cao hoạt động sản xuất, kinh doanh, góp phần để HTX phát triển bền vững.

Tạo động lực thúc đẩy hợp tác xã phát triển
Ứng phó hạn, mặn

Diễn biến thời tiết phức tạp, nắng nóng dự báo gay gắt kéo dài khiến nguy cơ thiếu nước sản xuất nông nghiệp và xâm nhập mặn.

Ứng phó hạn, mặn
Xung kích trên mặt trận kinh tế

Phát huy vai trò xung kích, các cấp bộ Đoàn ở Hương Trà đã có nhiều hoạt động tích cực tham gia xây dựng thị xã, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển. Nổi bật trong đó là phong trào phát triển các mô hình kinh tế do thanh niên làm chủ...

Xung kích trên mặt trận kinh tế
Ứng phó nguy cơ dịch bệnh gia súc, gia cầm

Các biện pháp phòng, chống được triển khai đồng bộ, có hiệu quả nên đến thời điểm này, dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm (GSGC) chưa xảy ra. Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm, tái bùng phát dịch bệnh GSGC.

Ứng phó nguy cơ dịch bệnh gia súc, gia cầm
Chủ động ứng phó nguy cơ cháy rừng

Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh, ông Lê Ngọc Tuấn trao đổi, mùa nắng nóng được dự báo bắt đầu từ những ngày cuối tháng 3 này. Cơ quan khí tượng thủy văn cảnh báo nắng nóng diễn ra gay gắt, diễn biến phức tạp khiến rủi ro, nguy cơ cháy rừng cấp độ cao. Hầu hết các cánh rừng trên địa bàn tỉnh, nhất là rừng thông cảnh quan, đặc dụng, rừng phòng hộ, keo tràm, kể cả dương liễu vùng cát đều có nguy cơ cháy.

Chủ động ứng phó nguy cơ cháy rừng
Return to top