ClockThứ Tư, 14/11/2012 14:10

Nuôi hỗn hợp, hướng phát triển thủy sản bền vững

TTH - Ba năm về trước, nhiều diện tích nuôi tôm ở vùng hạ triều thường xuyên xảy ra dịch bệnh khiến nhiều hộ lao đao. Trước tình hình đó, bà con ngư dân mạnh dạn chuyển diện tích nuôi tôm bị ô nhiễm sang nuôi hỗn hợp tôm, cá và cua; hạn chế dịch bệnh, cải thiện môi trường và mang lại kết quả khả quan.

Bền vững, ăn chắc

Khoảng ba năm về trước, diện tích nuôi tôm vùng hạ triều thường xuyên xảy ra dịch bệnh, khiến hàng ngàn hộ nuôi lao đao. Năm 2008, toàn tỉnh có 1.100 ha tôm nuôi xảy ra dịch bệnh. Nguyên nhân cơ bản là vùng nuôi đã qua sử dụng nhiều năm, nuôi nhiều vụ trong năm làm cho môi trường nước bị ô nhiễm. Trước thực trạng đó, làm thế nào để cải thiện vùng nuôi tôm bị xuống cấp, khôi phục sản xuất và phát triển nuôi trồng thuỷ sản theo hướng an toàn và bền vững là một yêu cầu bức thiết. Giải quyết những tồn tại trên, ngành thủy sản nuôi thử nghiệm mô hình tôm sú xen cá kình trong ao nuôi tôm bị ô nhiễm trên diện tích 2 ha. Sau 4 tháng thả nuôi, cho lãi trên 40 triệu đồng. Kết quả, hình thức nuôi tôm và cá kình đã làm sạch môi trường nước, không xảy ra dịch bệnh… Bắt đầu vụ nuôi năm 2010 nhiều ngư dân chuyển sang mô hình nuôi hỗn hợp tôm, cá, mang lại kết quả khả quan; diện tích năm sau cao hơn năm trước.
 

Nuôi hỗn hợp hướng phát triển thủy sản bền vững

 
Năm 2012, người dân ở vùng ven biển và đầm phá đưa vào nuôi 3.100 ha tôm xen cá và cua. Ông Văn Viết Giáo, ở xã Vinh Giang (Phú Lộc) cho biết: “Năm 2010, ở huyện Phú Lộc có một số hộ nuôi nuôi tôm sú xen cá kình, cá dìa trong ao nuôi tôm thường xuyên bị ô nhiễm nặng, cho hiệu quả khả quan. Năm 2011, gia đình quyết định chuyển 1 ha nuôi tôm thấp triều bị ô nhiễm sang nuôi hỗn hợp. Quá trình nuôi, tôm và cá phát triển tốt, không có dịch bệnh xảy ra. Sau 4 tháng thả nuôi, cho lãi 15 triệu đồng. Đến nay, gia đình tui chuyển hết diện tích là 3ha sang nuôi tôm, cá và cua. Mô hình nuôi hỗn hợp hiệu quả không cao so với nuôi chuyên tôm nhưng rủi ro thấp và ăn chắc”. Ông Tôn Đức Ký, người nuôi tôm sú xen cá dìa, ở xã Vinh Hưng (Phú Lộc) cho biết: “Gia đình tui có 1 ha nuôi tôm thấp triều năm nào cũng xảy ra dịch bệnh. Trước thực trạng đó, năm nay tui chuyển sang mô hình nuôi hỗn hợp. Quá trình nuôi, theo dõi nước trong ao nuôi ngày càng trong, tôm và cá phát triển tốt, không có dịch bệnh xảy ra”.
 
 
Đa dạng đối tượng nuôi
 
Đến thời điểm này, bà con trên địa bàn tỉnh thu hoạch tôm sú, tôm rảo được 1.576 tấn, cá nước lợ gần 1.129 tấn, cua 452,42 tấn. Trong đó, có khoảng 80% hộ nuôi có lãi, 10% hòa vốn và 10% hộ lỗ. Kế hoạch, năm 2013, toàn tỉnh sẽ chuyển khoảng 300 ha nuôi tôm thấp triều ô nhiễm nặng sang nuôi hỗn hợp nhằm đa dạng đối tượng nuôi, đồng thời kết hợp cải tạo môi trường.
Ông Nguyễn Minh Đức, Giám đốc Chi cục Nuôi trồng thủy sản cho biết: “So với nuôi chuyên tôm thì nuôi tôm sú xen cá kình, cá dìa ít gặp rủi ro, tỷ lệ sống của cá và tôm từ 80-90%, ít xảy ra dịch bệnh và thích nghi với môi trường khắc nghiệt. Đặc biệt, cá kình và cá dìa vừa có thể sống trong môi trường bị ô nhiễm, đồng thời vừa tái tạo lại môi trường nhờ ăn được các chất mùn bã hữu cơ. Lượng bùn trong đáy ao giảm từ 15 cm xuống còn 10 cm. Điều quan trọng, là việc nuôi tôm sú xen cá kình, cá dìa và cua không ảnh hưởng đến nhau mà còn tương trợ bổ sung cho nhau”.
 
Để nuôi trồng thủy sản phát triển theo hướng bền vững, hàng năm Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh phối hợp với phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn các huyện tổ chức tập huấn, hội thảo đầu bờ hướng dẫn người nuôi chọn giống, kỹ thuật nuôi… Hiện, Chi cục Nuôi trồng thủy sản phối hợp với Trung tâm Khuyến Nông Lâm Ngư tỉnh phổ biến cho bà con ngư dân mô hình cá đối mục, đối tượng nuôi mới, nhằm giúp bà con đa dạng đối tượng nuôi.
 
Nuôi hỗn hợp nhiều đối tượng trên cùng một diện tích đã mở ra hướng sản xuất phù hợp với điều kiện của từng vùng nuôi tôm thấp triều kém hiệu quả. Bên cạnh đó, giúp hàng ngàn hộ gia đình ở vùng ven biển và đầm phá phát triển kinh tế theo hướng bền vững, bảo đảm an sinh xã hội.
 
 Bài, ảnh: Thanh Thuận
 
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn

Phát huy lợi thế đất rừng, thời gian qua, nhiều tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh đã tập trung chuyển đổi từ trồng rừng gỗ nhỏ sang gỗ lớn. Theo đánh giá bước đầu, các mô hình trồng rừng gỗ lớn không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội mà còn góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ hệ sinh thái, chống biến đổi khí hậu.

Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn
Nguy cơ thiếu nước và xâm nhập mặn

Ngày 19/4, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh cho biết, trong 24 giờ qua, tại tỉnh Thừa Thiên Huế đã xảy ra nắng nóng và nắng nóng gay gắt trên diện rộng, có nơi đặc biệt gay gắt.

Nguy cơ thiếu nước và xâm nhập mặn
Thoát nghèo, ổn định cuộc sống

Nguồn vốn vay từ Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) đã giúp nhiều hội viên, nông dân (HVND) Phong Sơn (Phong Điền) có điều kiện thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng.

Thoát nghèo, ổn định cuộc sống
Nhiều dự án sinh kế từ Quỹ Hỗ trợ nông dân

Từ nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND), Hội Nông dân (HND) các cấp đã giải ngân, tổ chức nhiều dự án (DA) sinh kế mang lại hiệu quả thiết thực cho hội viên, nông dân (HVND).

Nhiều dự án sinh kế từ Quỹ Hỗ trợ nông dân
Return to top