Kinh tế Xây dựng - Giao thông
Nút thắt đã mở
TTH - Mới đây, UBND tỉnh đồng ý chủ trương mua nhà thu nhập thấp (NTNT) của doanh nghiệp phục vụ bố trí tái định cư cho những hộ gia đình đang sinh sống trong khuôn viên các cơ quan hành chính sự nghiệp trên địa bàn TP Huế và các hộ thuộc diện giải phóng mặt bằng thuộc dự án cầu đường bộ qua sông Hương.
Vui cùng doanh nghiệp
Trong buổi trò chuyện với Giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Xây dựng và Phát triển nhà Vicoland-Chi nhánh Huế (gọi tắt là Vicoland Huế) ông Hồ Văn Thu không giấu được niềm vui trước chủ trương trên của UBND tỉnh. Dù chưa hoàn thiện công trình, song, số lượng căn hộ NTNT bán ra của công ty này chiếm hơn 80% trên tổng số căn hộ của Vicoland Huế đầu tư. Chủ trương của tỉnh là động lực giúp Vicoland sớm tiến hành khởi công các block còn lại trong toàn bộ dự án. Bởi, dù là dự án được nhiều ưu đãi về đất, hạ tầng ngoài hàng rào, thuế suất doanh nghiệp..., song đến nay, Vicoland Huế vẫn chưa tiếp cận được vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, do vướng nhiều thủ tục. Để thực hiện dự án, Vicoland Huế rót hơn 60 tỷ đồng. Ngoài huy động từ phía khách hàng, số tiền Vicoland vay các ngân hàng thương mại cũng không ít. Hiện, Vicoland Huế đang tiến hành các thủ tục cần thiết để khởi công 2 block tiếp theo. Theo kế hoạch, khoảng cuối năm sau, 2 block này hoàn thành, đưa vào sử dụng với khoảng 200 căn hộ.
Theo các doanh nghiệp, chủ trương này đã mở được nút thắt lâu nay, đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển quỹ nhà ở xã hội trên địa bàn. |
Đang loay hoay tìm cách để bán căn hộ do vướng các thủ tục quy định về đối tượng mua, Công ty cổ phần (CTCP) Kinh doanh nhà Thừa Thiên Huế như bắt được “phao cứu hộ” khi UBND tỉnh có chủ trương mua NTNT. Trong 5 doanh nghiệp đăng ký xây NTNT (nhưng chỉ có 2 doanh nghiệp triển khai là Vicoland và CTCP Kinh doanh nhà tỉnh), thì CTCP Kinh doanh Nhà tỉnh là đơn vị triển khai dự án nhanh nhất và cũng là đơn vị duy nhất tiếp cận được vốn vay của Ngân hàng Phát triển Việt Nam và Quỹ Phát triển nhà ở của tỉnh, với số tiền tổng cộng 10 tỷ đồng/18 tỷ đồng, tổng số tiền đầu tư toàn dự án. Tuy nhiên, sau gần 1 năm hoàn thành công trình, công ty này vẫn chưa bán được căn hộ nào cho khách hàng. Điều đó kéo theo việc đọng vốn trong khi hàng tháng doanh nghiệp này vẫn phải trả lãi cho ngân hàng.
Sớm cụ thể hóa chủ trương
Chủ trương đã có, song để cụ thể hóa vẫn còn nhiều vấn đề. Lãnh đạo Vicoland Huế cho rằng, để doanh nghiệp thuận lợi hơn trong việc bán căn hộ, tái đầu tư, tỉnh cần sớm cụ thể hóa chủ trương như quy định thời gian mua, số lượng căn hộ cần mua, thời gian thanh toán... Bên cạnh đó, các ban ngành liên quan cũng cần có động thái điều tra một bước tâm tư nguyện vọng của những hộ nằm trong diện giải tỏa, đền bù, tái định cư, bởi chưa chắc Nhà nước bố trí NTNT mà họ đã đồng tình. Vì vậy, khâu tuyên truyền, giải thích rất quan trọng.
TP Đà Nẵng đã đi trước một bước trong việc mua NTNT của doanh nghiệp để bán cho người dân. Động thái này không chỉ làm lợi cho dân trong việc mua được nhà giá rẻ, mà còn tạo động lực giúp doanh nghiệp tái đầu tư mở rộng dự án NTNT, như Vicoland-Chi nhánh Đà Nẵng. Đến nay, doanh nghiệp này đã đầu tư xây dựng gần 1.000 căn hộ NTNT và hầu như đều được UBND TP Đà Nẵng mua lại để bán cho người dân. |
Đại diện CTCP Kinh doanh Nhà Thừa Thiên Huế cũng cho rằng, dù đã có chủ trương, song, để chủ trương đi vào cuộc sống không phải chuyện một sớm một chiều. Hiện, đơn vị chưa nhận được công văn hay tài liệu, văn bản hướng dẫn nào của UBND tỉnh trong việc thực hiện chủ trương trên. Để tái đầu tư, doanh nghiệp mong muốn tỉnh sớm ban hành các văn bản cần thiết để cụ thể hóa nội dung của chủ trương, vừa giúp doanh nghiệp bán căn hộ thuận lợi, vừa đáp ứng nhu cầu về nhà ở của người dân.
Ông Lê Quang Dũng, Phó Giám đốc Sở Xây dựng cho biết: “Trước mắt, tỉnh vẫn chưa có quy định cụ thể nào trong việc mua NTNT của doanh nghiệp, bởi việc này liên quan đến nhiều vấn đề, trong đó, vấn đề tài chính là thiết yếu. Tuy nhiên, khi đã có chủ trương thì việc thực hiện chắc chắn sẽ được triển khai. Vì vậy, doanh nghiệp có thể yên tâm đầu tư dự án NTNT”.
Từ bảng chỉ dẫn ở đường Tố Hữu, dễ dàng tìm ra vị trí xây dựng NTNT của Vicoland Huế
- Đừng để mất bò mới lo làm chuồng (28/01)
- 615ha lúa bị chuột, ốc bươu vàng gây hại (28/01)
- Ngành da giày hướng đến kim ngạch xuất khẩu 39 tỷ USD vào năm 2030 (28/01)
- Giải pháp để dòng vốn chảy vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh (28/01)
- Cho mùa bội thu (28/01)
- Xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại (28/01)
- Tạo sức hút vào cụm công nghiệp An Hòa (28/01)
- Tiêu úng “cứu” lúa (28/01)
-
615ha lúa bị chuột, ốc bươu vàng gây hại
- Đừng để mất bò mới lo làm chuồng
- Giải pháp để dòng vốn chảy vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh
- Ngành da giày hướng đến kim ngạch xuất khẩu 39 tỷ USD vào năm 2030
- Tập trung tiêu úng, khắc phục thiệt hại lúa vụ đông xuân
- Khách gửi tiết kiệm tăng mạnh ngày đầu năm
- Vốn FDI sẽ đổ mạnh vào Việt Nam trong năm 2023
- Thị trường bình ổn trong & sau Tết Nguyên đán Quý Mão
- Tạo những động lực phát triển mới
- Nhìn về phía trước
-
“Xanh hóa” hoạt động đầu tư
- Xả thải vô trách nhiệm, dân khổ
- Thu gom rác trở lại vào mùng 3 Tết
- Gỡ vướng giải ngân gói cho vay hỗ trợ lãi suất 2%
- Cảnh báo tàu thuyền hoạt động trên biển
- Tạo những động lực phát triển mới
- Không “ngại” tàu lớn
- Doanh nghiệp biến thách thức thành cơ hội
- Đặc sắc chợ phiên vùng biển Quảng Điền
- Nông dân xuống đồng chăm lúa sau Tết