ClockThứ Bảy, 07/03/2020 15:35

Ồ ạt mua hàng nhu yếu phẩm vì sợ ảnh hưởng dịch bệnh COVID -19

TTH.VN - Có thể xảy ra hiện tượng hụt hàng chủ yếu là mì tôm tại một số quầy hàng, khu vực. Song, tình trạng này chỉ diễn ra trong thời điểm nhất thời do người dân mua ồ ạt cùng lúc. Vì theo lý giải của các đơn vị, lượng hàng nhu yếu phẩm tại các kho của các nhà phân phối, đại lý, cửa hàng trên địa bàn rất lớn.

Bình tĩnh trước thông tin về dịch COVID-19Thủ tướng chỉ thị cấp bách tháo gỡ khó khăn sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó dịch Covid-19

Mì tôm là mặt hàng đươc nhiều người dân ồ ạt kéo nhau đi mua trong sáng 7/3

Sức mua tăng gấp nhiều lần

Chỉ mới 5h30 sáng, đại lý kinh doanh tạp hoá Dì Dễ gần chợ phường Đúc (TP. Huế) đã có người gọi cửa mua hàng. Bà Dễ cho biết, từ sáng sớm đến trưa ngày 7/3, hàng trăm khách đua nhau đến hỏi mua mì tôm, gạo, nước mắm, dầu ăn, muối, cá hộp, thịt hộp... Riêng mì tôm là nhiều nhất. Hiện các loại mì phổ biến như Hảo Hảo, Omachi... đã hết hàng, nhiều khách hỏi mua phải hẹn chiều hoặc ngày mai vì cửa hàng đang chờ nhà phân phối tiếp tục giao hàng.

Dạo khắp các cửa hàng lớn nhỏ trên địa bàn TP. Huế trong ngày 7/3, hầu như chủ cửa hàng nào cũng khá ngạc nhiên trước việc người dân đổ xô đến hỏi mua hàng nhu yếu phẩm, lương thực thực phẩm như "giặc trận". Tuy sức mua tăng, nhiều cửa hàng vẫn bán theo giá cũ như thường ngày mà không có hiện tượng tăng giá hay găm hàng, đội giá.

Chị Thuỳ Dương, chủ quầy tạp hoá trên đường Bùi Thị Xuân (TP. Huế) cho biết, từ 6 giờ sáng đến giờ, chị bán không hở tay. Dù đã bán trên 100 thùng mì tôm, tăng đột biến so với bình thường mà vẫn không có hàng để bán tiếp cho vài chục khách hỏi mua.

Gạo, mì tôm và một số hàng nhu yếu phẩm được nhiều người đi mua dự trữ

Tại Siêu thị Co.opmart Huế, trong ngày 7/3, khách đến siêu thị đông như "tết", tăng gấp 4 lần so với ngày thường. Ông Nguyễn Sĩ Tú, Phó giám đốc Siêu thị Co.opMart Huế thông tin, từ sau tết đến nay, siêu thị đã trữ lượng hàng tiêu dùng nhanh như mì tôm, dầu ăn, nước mắm, thức ăn sơ chế, gạo... tương đối lớn. Tuy nhiên, trong mấy ngày qua, sức mua tăng 200%, riêng ngày 7/3 tăng gấp 4 lần so ngày thường. Nếu chỉ cần sức mua hàng nhu yếu phẩm nhiều như trong sáng nay thì khoảng 2 đến 3 ngày nữa đơn vị sẽ cạn kho. Tuy nhiên, để đảm bảo nguồn cung, siêu thị đã đặt hàng với hơn 1.000 thùng mì tôm và một số loại lương thực thực phẩm khác tại Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh. Khả năng nguồn hàng này sẽ sớm có mặt tại kho ở Huế chỉ trong hai ba ngày tới.

Nhiều, đa dạng và giá ổn định

Do tâm lý của người tiêu dùng chuẩn bị mua lương thực dự trữ trước ảnh hưởng tình hình dịch COVID-19, nên tốc độ bán hàng ngoài thị trường tăng đột biến và có thể xảy ra hiện tượng hụt hàng, khan hàng tại một số điểm, một số khu vực cục bộ. 

Lý giải tình trạng hụt hàng tạm thời này, ông Nguyễn Minh Đông, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Thái Đông Anh, một trong những nhà phân phối lớn của địa bàn tỉnh cho rằng, quy trình bán và giao hàng thông thường phải sau 24 giờ. Có nghĩa, từ khi nhận đơn đặt hàng, nhân viên đến nhận hàng tại kho cho đến lúc giao hàng tận nơi cho bên đại lý mua hàng phải mất một ngày.

Mặt hàng nhu yếu phẩm, tiêu dùng vẫn đảm bảo cung cầu và giá cả 

Như trường hợp một cửa hàng tạp hoá nhỏ ở chợ Phò Trạch (Phong Điền), theo chủ cửa hàng, cứ đầu tuần, bên phân phối đến giao khoảng 10 thùng mì tôm (theo yêu cầu bên mua) và các mặt hàng khác, thì phải sau một tuần nữa sẽ được giao hàng lại như đã hẹn. Vì thế, nếu hàng bán nhanh hết cũng phải đợi đến chu kỳ giao hàng. Tuy nhiên, trường hợp bên mua yêu cầu cung cấp, nhân viên phân phối hàng vẫn có thể đáp ứng kịp thời tuỳ tình hình.

Theo khuyến cáo của cơ quan chức năng, hiện nay, các doanh nghiệp, nhà phân phối, các cơ sở, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh đều có sự chuẩn bị tốt hàng hóa đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng với lượng hàng dồi dào, đa dạng các mặt hàng, nên rất khó xảy ra khan hiếm hàng hóa.

Thời điểm này, tại kho hàng Công ty TNHH Thương mại Thái Đông Anh đang trữ hơn 50 tấn mì tôm, 100-120 tấn dầu ăn, 30-40 tấn nước mắm, 100 tấn sữa tươi, 5 tấn gạo.

Bên cạnh đó, Công ty TNHH MTV Lương Thực Thừa Thiên Huế luôn đảm bảo trong kho khoảng 100 tấn gạo. Tại đại lý gạo Nga Điểu trên đường Bùi Thị Xuân (TP. Huế), chủ đại lý cho biết còn trong kho từ 10 -15 tấn gạo, đủ cung ứng cho bà con. Ngoài ra, hàng trăm nhà phân phối, đại lý, cửa hàng tạp hoá vẫn sẽ đảm bảo cung ứng đủ, kịp thời nhu cầu mua sắm các mặt hàng nhu yếu phẩm, tiêu dùng nhanh của người dân.

Dịch bệnh COVID-19 đang rất phức tạp, để tránh một số đối tượng lợi dụng người dân đi mua hàng dự trữ phòng dịch để găm hàng, nâng giá, hét giá, các lực lượng chức năng, chính quyền địa phương và người dân  tăng cường kiểm tra, giám sát và xử lý kịp thời, đúng quy định nếu phát hiện vi phạm.

Bài, ảnh: HOÀI THƯƠNG

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đầu tư cho văn hóa thì không bao giờ thừa

Ban Giám hiệu Trường trung cấp Văn hóa Nghệ thuật Thừa Thiên Huế vừa có một hành động rất ý nghĩa khi trích tiền túi mua vé phim "Đào, Phở và Piano" tặng cho sinh viên của trường.

Đầu tư cho văn hóa thì không bao giờ thừa
Từng được hiến ghép thận lại đi… môi giới mua bán thận

Tòa án nhân dân TP. Huế vừa mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án “Mua, bán bộ phận cơ thể người” đối với 3 bị cáo. Trong đường dây mua bán thận này, có 2 bị cáo là bệnh nhân từng được ghép thận, người còn lại có động cơ vì xót thương hoàn cảnh của bệnh nhân.

Từng được hiến ghép thận lại đi… môi giới mua bán thận
Philippines: Lạm phát giá gạo đạt mức cao nhất kể từ năm 2009

Giá gạo tại Philippines đã tiếp tục tăng trong tháng 1 vừa qua bất chấp lạm phát tổng thể chậm lại, trong bối cảnh hiện tượng thời tiết cực đoan El Nino và lệnh cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ được dự báo sẽ làm xu hướng này trầm trọng hơn trong những tháng tới.

Philippines Lạm phát giá gạo đạt mức cao nhất kể từ năm 2009
Philippines gia hạn cắt giảm thuế nhập khẩu gạo để chống lạm phát

Văn phòng Tổng thống Philippines ngày hôm nay (26/12) cho biết, Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. vừa phê duyệt việc gia hạn giảm thuế đối với gạo và các mặt hàng thực phẩm khác cho đến cuối năm 2024, nhằm giữ giá ổn định trong bối cảnh mối đe dọa từ thời tiết khô hạn trong những tháng tới.

Philippines gia hạn cắt giảm thuế nhập khẩu gạo để chống lạm phát

TIN MỚI

Return to top