ClockThứ Tư, 01/06/2016 05:46

Ô nhiễm không khí gắn liền với nguy cơ huyết áp cao

TTH.VN - Tiếp xúc ngắn hạn và dài hạn với ô nhiễm không khí từ khí thải của phương tiện giao thông hoặc đốt than có liên quan đến vấn đề huyết áp cao, Reuters sáng nay (1/6) trích dẫn kết quả phân tích từ 17 nghiên cứu cho hay.

Hội nghị Môi trường LHQ hướng tới “một hành tinh khỏe mạnh”WB phê duyệt khoản vay 500 triệu USD làm sạch không khí Bắc Kinh

Người đi bộ phải dùng khăn trùm kín mặt do ô nhiễm không khí ở thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc. Ảnh: Reuters

"Từ những năm 1990, một giả thuyết về ô nhiễm không khí dẫn đến nguy cơ tăng huyết áp đã được nhiều nhà nghiên cứu đưa ra”,  theo tác giả Tao Liu đến từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống dịch bệnh tỉnh Quảng Đông tại thành phố Quảng Châu, Trung Quốc.

Các nhà khoa học đã phân tích 17 nghiên cứu về ô nhiễm không khí và tăng huyết áp, được xác định khi huyết áp cao hơn 140/90 mm Hg. Tổng cộng, các nghiên cứu bao gồm hơn 80.000 người bị huyết áp cao và hơn 220.000 người huyết áp bình thường.

Họ phát hiện ra rằng, việc tiếp xúc ngắn hạn với sulfur dioxide (lưu huỳnh điôxit) từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch và các hạt như bụi bẩn trong không khí có liên quan đến nguy cơ cao huyết áp, cũng như việc tiếp xúc lâu dài với nitơ dioxide (điôxít nitơ) xuất phát từ các nhà máy điện và khí thải của phương tiện giao thông.

Tuy nhiên, việc tiếp xúc ngắn hạn với ozone (O3) và carbon monoxide (cacbon mônôxít) không có liên quan đến vấn đề huyết áp cao, theo báo cáo được đăng tải trên tạp chí Hypertension.

Ô nhiễm không khí gây ra mất cân bằng oxy hóa (được hiểu là sự hủy hoại tế bào bởi các phân tử gốc tự do) và có thể dẫn đến những thay đổi trong các động mạch, nhóm tác giả nghiên cứu viết.

"Có một mối quan hệ tuyến tính giữa ô nhiễm không khí và tăng huyết áp, ngay cả mức độ ô nhiễm không khí rất thấp cũng có thể gây ra nguy cơ tăng huyết áp. Vì vậy, tất cả mọi người cần lo ngại về những ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đối với huyết áp ngay cả khi ô nhiễm không khí với mức độ rất thấp trong môi trường sống của họ", ông Liu nói với tờ Reuters.

"Tuy nhiên, chúng ta không thể loại bỏ tất cả các chất gây ô nhiễm không khí trong môi trường", nhà nghiên cứu Liu khẳng định.

Lê Thảo (Lược dịch từ Reuters & Medicalxpress)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thủ đô Jakarta của Indonesia là thành phố ô nhiễm nhất thế giới

Theo dữ liệu của công ty công nghệ về chất lượng không khí IQAir của Thụy Sĩ, thủ đô Jakarta của Indonesia ngày 9/8 đã đứng đầu danh sách những thành phố ô nhiễm nhất thế giới sau khi thường xuyên nằm trong top 10 thành phố ô nhiễm nhất toàn cầu kể từ tháng 5.

Thủ đô Jakarta của Indonesia là thành phố ô nhiễm nhất thế giới

TIN MỚI

Return to top