ClockThứ Năm, 25/12/2014 16:39

Ô nhiễm môi trường từ lò giết mổ gia súc

TTH - Khoảng 4 năm nay, đời sống của 2.500 hộ dân trên địa bàn phường Hương Sơ (TP Huế) ăn không ngon, ngủ không yên do ô nhiễm môi trường từ lò giết mổ gia súc tập trung Bắc sông Hương của Công ty cổ phần Nông ngư súc sản Huế.

Bỏ chợ vì ruồi

Lò giết mổ gia súc tập trung Bắc sông Hương hoạt động đến nay đã hơn chục năm. Thời gian đầu, số lượng gia súc giết mổ ít, nên không ô nhiễm môi trường. Khoảng 4 năm trở lại đây, số lượng gia súc giết mổ tăng gần gấp đôi so với trước. Bình quân mỗi ngày lò giết mổ 180-260 con lợn và 30 con bò; trong khi đó, diện tích của lò chỉ có diện tích 10.000 m2.

Lò giết mổ gây ảnh hưởng môi trường

Năm 2013, chợ Hương Sơ được đầu tư xây dựng khoảng 7 tỷ đồng, gồm 199 ki-ôt. Ngôi chợ đối diện và cách lò mổ khoảng 50m. Sau một thời gian đi vào hoạt động, các tiểu thương bán hàng quán ăn uống phải bỏ chợ vì ruồi tấn công ồ ạt. Một tiểu thương ở chợ Hương Sơ phàn nàn: “Khi chợ được xây dựng bà con ở địa phương rất vui mừng, nhưng sau khi đưa vào hoạt động một thời gian người dân đến chợ mua hàng, thấy ruồi ai cũng khiếp. Tâm lý mình bán buôn ở đây, thấy ruồi cũng ớn, chứ nói chi đến người mua”. Qua tìm hiểu được biết, chợ Hương Sơ có 199 ki ốt, đã hợp đồng với các tiểu thương 170 ki ốt nhưng do ruồi nhiều quá nên đến nay chỉ có 70 lô được hoạt động.

Ông Lê Văn Khán, Phó Chủ tịch UBND phường Hương Sơ cho biết: “Do cơ sở này diện tích hẹp nên không còn phù hợp với số lượng gia súc giết mổ hàng ngày, gây ra nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến người dân. Hơn nữa, lò mổ không chú trọng đến khâu xử lý nước thải, cứ thải nước thải trực tiếp ra môi trường, dẫn đến ô nhiễm, sinh ra nhiều ruồi nhặng. Lò mổ không chỉ ảnh hưởng đến việc mua bán của chợ mà còn ảnh hưởng đến việc học tập của các cháu ở Trường Mầm non Hương Sơ. Dù trường học đã đóng kín cửa nhưng ruồi vẫn bay vào bếp, lớp học, ảnh hưởng nặng nề đến việc học tập và vệ sinh hàng ngày của các cháu. Nhiều hộ dân đến bữa ăn cũng phải treo màn.

Nhắc nhở, xử phạt vẫn vi phạm

Nhiều hộ dân ở phường Hương Sơ từng gửi đơn đến Phòng Cảnh sát Môi trường (Công an tỉnh) phản ánh việc lò giết mổ gia súc Bắc sông Hương xả thải trực tiếp ra môi trường dẫn đến lúa chết hàng loạt, sản sinh nhiều muỗi, ruồi. Qua kiểm tra, phòng Cảnh sát Môi trường xác định, mặc dù nước thải trong quá trình giết mổ đã được qua hầm lắng rồi dẫn qua 4 hồ sinh học và để thẩm thấu tự nhiên ra môi trường xung quanh, nhưng do mỗi hồ chứa chỉ có diện tích khoảng 100 m2 nên không đảm bảo đã gây chết lúa và giảm năng suất lúa. Ông Nguyễn Văn Sớm, Chủ nhiệm HTX Hương Sơ cho biết, có khoảng 2,5 ha ruộng lúa của dân bỏ hoang do ô nhiễm lò mổ gây ra. Nhiều lần, UBND phường Hương Sơ đã làm việc với ông Hồ Xuân Cường, Giám đốc Công ty Cổ phần Nông ngư súc sản Huế về vấn đề này, ông Cường thừa nhận đã gây ra ô nhiễm làm ảnh hưởng đến đời sống của nhiều hộ dân. Nhưng việc di dời lò mổ đến nơi khác là việc làm không hề đơn giản, đòi hỏi phải có thời gian chứ không phải ngày một ngày hai.

Ông Bùi Văn Quy, cán bộ phụ trách đô thị và môi trường UBND phường Hương Sơ cho biết, phòng Cảnh sát Môi trường đã từng yêu cầu cơ sở giết mổ trên khắc phục tình trạng xả thải ra môi trường bằng cách xây dựng, cải tạo hệ thống xử lý chất thải rắn, nước thải đúng quy định. Tuy nhiên, sau khi đoàn kiểm tra xong thì lò mổ này lại ngang nhiên vi phạm môi trường. Chính quyền phường Hương Sơ cũng đã nhiều lần về làm việc với lò mổ và phát hiện, nước thải của lò mổ thải trực tiếp ra môi trường. Sau nhiều lần nhắc nhở nhưng vẫn tiếp tục vi phạm, phòng Cảnh sát Môi trường đã ra quyết định xử phạt hành chính cơ sở giết mổ này 20 triệu đồng.

Không chỉ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, từ khi lò mổ này được xây dựng trên địa bàn phường, các chủ gia súc thường xuyên thả rông trâu bò trong khu vực làm ảnh hưởng đến giao thông công cộng, ảnh hưởng mỹ quan đô thị, thậm chí trâu bò thường xuyên ăn lúa non làm ảnh hưởng năng suất thu hoạch của bà con nông dân. Trong lúc chờ quyết định di dời, thiết nghĩ lò mổ cần có giải pháp chấn chỉnh hoạt động, hạn chế mức thấp nhất ảnh hưởng đến đời sống của người dân.

Bài, ảnh: Thanh Thuận
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ứng dụng công nghệ trong điều tra dân số và nhà ở

Cùng với cả nước, trong tháng 4 này, Thừa Thiên Huế đồng loạt ra quân và tăng tốc thực hiện điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024. Với sự trợ giúp từ phần mềm CAPI (một mô-đun phỏng vấn cá nhân và phỏng vấn thực địa chuyên dụng) trên thiết bị điện tử đã giúp các lực lượng điều tra viên “tăng tốc” trong quá trình thực hiện điều tra.

Ứng dụng công nghệ trong điều tra dân số và nhà ở
163 đề tài tham gia Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, Nhi đồng tỉnh năm 2024

Sáng 14/4, tại Trường THCS Nguyễn Tri Phương, Ban Tổ chức Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, Nhi đồng tổ chức lễ khai mạc triển lãm và chấm thi Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, Nhi đồng tỉnh lần thứ XVII, năm 2024. Tham dự có ông Phan Ngọc Thọ, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; lãnh đạo các sở, ngành cùng giáo viên, học sinh các đơn vị dự thi.

163 đề tài tham gia Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, Nhi đồng tỉnh năm 2024
Nâng hạng chỉ số DTI

Những năm qua, Thừa Thiên Huế luôn nằm trong tốp đầu về chỉ số chuyển đổi số. Song năm 2023, qua rà soát, trong Bộ chỉ số chuyển đổi số có nhiều nhóm tiêu chí không đạt bền vững, do vậy cần những giải pháp căn cơ để chuyển đổi số trở thành chìa khóa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Nâng hạng chỉ số DTI
Ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp.

Nông nghiệp huyện Phú Lộc đang từng bước chuyển dịch theo hướng hàng hóa, ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Sản xuất gắn với bảo quản, chế biến, quảng bá và liên kết tiêu thụ sản phẩm nên người dân yên tâm.

Ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp

TIN MỚI

Return to top