ClockThứ Hai, 22/05/2017 08:18

Ô tô công dôi dư hơn 2.300 chiếc, nhiều nơi vẫn tích cực mua sắm

Báo cáo của Kiểm toán Nhà nước cho thấy, một số bộ, cơ quan trung ương và địa phương mặc dù có tình trạng xe dôi dư so với định mức, chưa hoàn thành việc rà soát, sắp xếp về Bộ Tài chính song vẫn mua sắm thêm xe phục vụ công tác và xe chuyên dùng, gồm: Bộ Ngoại giao, TPHCM, Đắk Lắk, Bình Thuận, Bình Dương, Quảng Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu.

Cả nước có trên 2.300 xe ô tô công dôi dư (ảnh minh họa)

Báo cáo quyết toán ngân sách Nhà nước (NSNN) năm 2015 vừa được Kiểm toán Nhà nước (KTNN) gửi đại biểu Quốc hội chuẩn bị cho kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIV cho thấy, sau khi rà soát, cả nước có 2.334 xe dôi dư tuy nhiên đến ngày 8/3/2017 mới chỉ có 23/28 bộ, cơ quan trung ương và 19/50 địa phương báo cáo về Bộ Tài chính phương án xử lý.

Đáng chú ý, trong báo cáo KTNN lưu ý, một số bộ, cơ quan trung ương và địa phương có tình trạng xe dôi dư so với định mức, chưa hoàn thành việc rà soát, sắp xếp về Bộ Tài chính song vẫn mua sắm thêm xe phục vụ công tác và xe chuyên dùng. Những đơn vị này là Bộ Ngoại giao; TPHCM; Đắk Lắk; Bình Thuận; Bình Dương; Quảng Ninh; Bà Rịa - Vũng Tàu.

KTNN cũng đánh giá, hoạt động thanh lý xe ô tô tại một số cơ quan vẫn chưa đảm bảo điều kiện về thời gian sử dụng được thanh lý theo quy định của Quyết định số 32/2015/QĐ-TTg. Cụ thể, Bộ Tài chính thanh lý 93 chiếc (đã thanh lý 41 chiếc, đang triển khai thủ tục bán đấu giá 11 chiếc và đang hoàn thiện hồ sơ để thanh lý 41 chiếc) thời gian sử dụng từ 2002 đến 2007 (thiếu 1-6 năm). Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thanh lý 13 chiếc có thời gian sử dụng từ năm 2002-2006 (thiếu 1-5 năm).

Hay như tỉnh Điện Biên thanh lý 4 chiếc có thời gian sử dụng 2003, 2004, 2005; TP Cần Thơ thanh lý 1 chiếc có thời gian sử dụng năm 2010 (thiếu 9 năm), theo báo cáo xe đã có số km sử dụng từ ngày 12/10/2010 đến thời điểm thanh lý tháng 11/2016 là 333.183km. Tỉnh Đồng Nai thanh lý 7 chiếc có thời gian sử dụng từ 2002-2009 (thiếu 1-8 năm). Tỉnh Bình Thuận thanh lý 6 chiếc có thời gian sử dụng từ 2002-2006 (thiếu 1-5 năm).

Ngoài ra, theo KTNN, mặc dù Quyết định số 32/2015/QĐ-TTg và Thông tư số 159/2015/TT-BTC chưa quy định, hướng dẫn việc chuyển đổi từ xe phục vụ công tác sang xe chuyên dùng nhưng đã có 6 bộ và 1 tỉnh chuyển đổi từ xe phục vụ công tác sang xe chuyên dùng theo hướng dẫn tại Công văn số 1041/BTC-QLCS ngày 11/11/2016 của Bộ Tài chính.

Cụ thể, Bộ Tài chính chuyển 385 xe, tỉnh Bến Tre chuyển 9 xe, Ngân hàng Nhà nước chuyển 76 xe, Thông tấn xã Việt Nam chuyển 14 xe, Viện Hàn lâm Khoa học công nghệ Việt Nam chuyển 8 xe, Đài Tiếng nói Việt Nam chuyển 15 xe, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chuyển 33 xe. Riêng tỉnh Bến Tre và Bộ Tài chính thực hiện chuyển đổi trước khi Bộ Tài chính ban hành Công văn số 1041/BTC-QLCS.

Một bất cập nữa được KTNN chỉ ra trong vấn đề quản lý, sử dụng tài sản công đó là tình trạng trang bị xe ô tô và xe chuyên dùng cho đơn vị không có tiêu chuẩn được trang bị xe.

Theo đó, tại tỉnh Đắk Lắk, UBND tỉnh cho phép 7 huyện mua mới 8 xe chuyên dùng 9 tỷ đồng, các huyện đều giao cho các doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã quản lý, sử dụng để thực hiện công tác vệ sinh môi trường là chưa đúng quy định. Tại tỉnh Ninh Bình, UBND thành phố mua 3 xe chuyên dụng 4,1 tỷ đồng và 200 xe gom rác 0,86 tỷ đồng bàn giao cho Công ty cổ phần Môi trường và Dịch vụ đô thị Ninh Bình là chưa đúng quy định.

Theo Dân Trí

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đảm bảo an toàn giao thông trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn

Ngày 29/2, Ban An toàn giao thông (ATGT) tỉnh cho biết, sau hơn 3 ngày rà soát hiện trường tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn, đoàn công tác gồm đại diện lãnh đạo Khu Quản lý đường bộ II (Bộ Giao thông Vận tải); Cục Cảnh sát Giao thông CSGT (Bộ Công an); Ban ATGT và các phòng ban chức năng tỉnh, cùng Ban quản lý Dự án đường Hồ Chí Minh… thống nhất các giải pháp bổ sung, điều chỉnh tổ chức giao thông trên tuyến.

Đảm bảo an toàn giao thông trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn
Ấn Độ một lần nữa trở thành thị trường ô tô lớn thứ 3 thế giới

Tạp chí Nikkei Asia ngày 13/1 cho hay, doanh số bán ô tô mới ở Ấn Độ vào năm 2023 đã tăng trưởng 7% so với một năm trước đó lên mức 5.079.985 chiếc, khi quốc gia này giữ vị trí thứ 3 về quy mô thị trường toàn cầu. Đây là vị trí đứng trước Nhật Bản, nhưng đứng sau Trung Quốc và Mỹ, trong năm thứ 2 liên tiếp.

Ấn Độ một lần nữa trở thành thị trường ô tô lớn thứ 3 thế giới
Rà soát đối tượng tiềm năng, phát triển người tham gia bảo hiểm

Năm 2023 nhiều doanh nghiệp (DN) tiếp tục giảm đơn hàng, giảm sản lượng, phải cắt giảm lao động, ảnh hưởng bất lợi đối với công tác khai thác, phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc, bảo hiểm y tế (BHYT) và bảo hiểm thất nghiệp (BHTN). Tuy nhiên, nhờ triển khai nhiều giải pháp nên BHXH tỉnh đã hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoạch đề ra, tạo tiền đề cho năm 2024.

Rà soát đối tượng tiềm năng, phát triển người tham gia bảo hiểm

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top