Thế giới

OECD: Hàn Quốc đứng thứ 2 về chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển tính theo GDP

ClockThứ Tư, 20/04/2022 12:26
TTH.VN - Hàn Quốc vừa được xếp ở vị trí thứ 2 về mức chi tiêu dành cho lĩnh vực nghiên cứu và phát triển (R&D) tính theo tổng sản phẩm quốc nội (GDP), trong số các quốc gia thành viên thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD).

OECD: ASEAN sẵn sàng phục hồi, nhưng tiếp tục đối mặt nhiều rủi roOECD: Kinh tế toàn cầu phục hồi nhanh hơn dự kiến,​​ nhưng không đồng đều

Công nhân làm việc tại một cơ sở sản xuất ở thành phố Yongin, Hàn Quốc. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Cụ thể, báo cáo do Liên đoàn các ngành công nghiệp Hàn Quốc (FKI) công bố ngày hôm nay (20/4) cho biết, chi tiêu dành cho lĩnh vực R&D của Hàn Quốc đã đạt mức 93,1 nghìn tỷ won (tương đương 75,4 tỷ USD) trong năm 2020, chiếm 4,81% GDP.

Điều này đã đưa Hàn Quốc trở thành quốc gia có mức chi tiêu cao thứ 2 dành cho lĩnh vực R&D, trong số 36/38 quốc gia thành viên của OECD. Hàn Quốc chỉ đứng sau Israel, quốc gia có mức chi tiêu R&D chiếm 5,44% GDP.

Được biết, Chile không được đưa vào báo cáo nói trên do dữ liệu có sẵn hạn chế. Costa Rica cũng không được đưa vào báo cáo vì quốc gia Trung Mỹ này vừa chính thức trở thành thành viên thứ 38 của OECD hồi năm ngoái.

Cũng theo báo cáo nói trên, trong năm ngoái, mức chi tiêu dành cho lĩnh vực R&D tính theo GDP của Hàn Quốc đã tăng 2,54 điểm phần trăm so với năm 2001, đánh dấu mức tăng gần gấp 5 lần so với mức trung bình của OECD là 0,53 điểm phần trăm. Các công ty lớn đã chi 71,3 nghìn tỷ won, chiếm phần lớn các khoản chi, trong khi Chính phủ hoặc các tổ chức công khác của quốc gia này đã chi 21,6 nghìn tỷ won.

Tuy nhiên, chi tiêu cho R&D vẫn bị đình trệ ở mức trung bình khoảng 7,5-8% trong thập kỷ qua, giảm so với mức trung bình 11,4% trong giai đoạn 2001-2010. Qua đó, FKI kêu gọi sự hỗ trợ chính sách mạnh mẽ hơn dành cho các doanh nghiệp lớn có mức chi tiêu dành cho R&D chiếm hơn một nửa tổng số vốn đầu tư cho R&D của các doanh nghiệp. "Cần giúp R&D trong nước trở nên mạnh mẽ hơn bằng cách tăng cường hỗ trợ thuế cho các tập đoàn lớn, những đơn vị đang dẫn đầu trong lĩnh vực R&D khu vực tư nhân", báo cáo của FKI lưu ý.

Lê Thảo (Lược dịch từ Yonhap)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chi tiêu CNTT toàn cầu dự báo tăng 8% lên 5.060 tỷ USD trong năm 2024

Theo dự báo mới nhất của Công ty Tư vấn và nghiên cứu công nghệ thông tin Gartner, chi tiêu cho ngành công nghệ thông tin (CNTT) trên toàn thế giới trong năm nay dự kiến sẽ đạt tổng cộng 5.060 tỷ USD, tăng 8% so với năm 2023. Con số này cao hơn so với dự báo tăng trưởng 6,8% được đưa ra hồi tháng 1 và đưa chi tiêu CNTT toàn cầu đi đúng hướng để vượt ngưỡng 8.000 tỷ USD trước năm 2030.

Chi tiêu CNTT toàn cầu dự báo tăng 8 lên 5 060 tỷ USD trong năm 2024
Đồng hành với nhà đầu tư Hàn Quốc đến Huế

Hàn Quốc là một trong những nhà đầu tư lớn tại Thừa Thiên Huế. Hiện, nhiều doanh nghiệp của Hàn Quốc đã đầu tư có hiệu quả tại tỉnh. Cùng với đó, một số dự án đang trong giai đoạn nghiên cứu đầu tư, hứa hẹn sẽ mở ra những cơ hội mới.

Đồng hành với nhà đầu tư Hàn Quốc đến Huế
Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20%

Một nghiên cứu do chính phủ Đức hỗ trợ cho thấy đến giữa thế kỷ này, thiệt hại đối với nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, năng suất và sức khỏe con người do biến đổi khí hậu ước tính có thể lên đến khoảng 38.000 tỷ USD/năm, tức gần 1/5 GDP toàn cầu, bất kể nhân loại có cắt giảm khí carbon gây ô nhiễm mạnh mẽ đến đâu.

Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20
Chi phí nợ kỷ lục, nhiều quốc gia không đủ tài chính để chi tiêu cho khí hậu

Theo một báo cáo vừa được Đại học Boston công bố trước thềm hội nghị mùa xuân của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) sẽ diễn ra ngày 17 - 19/4 tới, các quốc gia mới nổi sẽ phải chi mức kỷ lục 400 tỷ USD để trả nợ nước ngoài trong năm nay và gần 40 quốc gia không thể chi số tiền cần thiết cho việc thích ứng với khí hậu và phát triển bền vững.

Chi phí nợ kỷ lục, nhiều quốc gia không đủ tài chính để chi tiêu cho khí hậu
Return to top