Thế giới

OECD: Học sinh khó bắt kịp cuộc sống mới với kỹ năng đọc hiểu kém

ClockThứ Ba, 07/01/2020 09:00
TTH.VN - Cứ 4 học sinh sẽ có 1 em ở các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) không thể hoàn thành những bài kiểm tra về kỹ năng đọc hiểu đơn giản nhất.

Hàn Quốc lọt top các thành viên hàng đầu OECD về điều trị ung thưOECD: Kinh tế Hàn Quốc đang mất đà tăng trưởngẤn Độ là nền kinh tế đang phát triển nhanh nhất thế giớiXuất khẩu của Hàn Quốc giảm mạnh so với các nước khác trong OECDXoá bỏ khoảng cách thu nhập về giới đem lại hàng nghìn tỷ USD

Học sinh OECD gặp nhiều khó khăn do kỹ năng đọc hiểu kém. Ảnh minh họa: VietnamPlus

Điều này có nghĩa giới thanh thiếu niên trong khối có khả năng phải đấu tranh rất nhiều và rất khó khăn để tìm ra con đường của mình trong một thế giới kỹ thuật số mới mẻ và ngày càng biến động. Đây là một trong những phát hiện của bài kiểm tra giáo dục toàn cầu PISA mới nhất của OECD, trong đó đánh giá chất lượng, tính công bằng và hiệu quả của hệ thống giáo dục các nước.

Được biết, PISA là bài kiểm tra được thực hiện với 600.000 học sinh 15 tuổi ở 79 quốc gia và nền kinh tế  trên toàn thế giới về kỹ năng đọc, hiểu biết về khoa học và tính toán. Vấn đề ưu tiên chính là đọc, với toàn bộ các câu hỏi đều được các em trả lời trên máy tính.

Theo kết quả có được, hầu hết các quốc gia, đặc biệt là những nước phát triển chứng kiến sự tiến bộ vô cùng thấp của học sinh trong vòng 10 năm qua, bất chấp chi tiêu cho sự nghiệp học hành tại các nước này lại tăng đến 15% trong cùng thời kỳ. Trong kỹ năng đọc hiểu, Bắc Kinh, Thượng Hải, Giang Tô và Chiết Giang (Trung Quốc), cùng với Singapore có học sinh đạt điểm số cao hơn so với các quốc gia còn lại. Các quốc gia đứng đầu của OECD là Estonia, Canada, Phần Lan và Ireland.

“Nếu không có chương trình giáo dục đúng đắn, những người trẻ tuổi sẽ chỉ mòn mỏi đấu tranh bên lề xã hội, họ không thể đương đầu với những thách thức trong tương lai đối với việc làm và sự bất bình đẳng vẫn sẽ tiếp tục tăng cao. Mỗi dollar chi cho giáo dục sẽ mang lại lợi nhuận rất lớn về tiến bộ xã hội và kinh tế. Đồng thời, đây cũng chính là nền tảng cho tương lai thịnh vượng, phát triển toàn diện cho mọi người”, Tổng thư ký OECD Angel Gurría phát biểu khi bắt đầu phiên hội nghị kéo dài 2 ngày diễn ra tại Paris (Pháp) về tương lai giáo dục cho hay.

Với tỷ lệ học sinh chỉ có kỹ năng đọc hiểu chỉ đạt mức cơ bản ở nhiều quốc gia, bao gồm cả những nước phát triển, những nước này đang gặp rất nhiều khó khăn, nhất là trong việc đạt được mục tiêu Phát triển bền vững của Liên Hiệp quốc vào năm 2030. Cụ thể là mục tiêu về đảm bảo giáo dục chất lượng, toàn diện và thúc đẩy cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người.

Bên cạnh những vấn đề khác, các phát hiện mới nhất của PISA cũng cho thấy mức độ công nghệ kỹ thuật số đang biến đổi thế giới bên ngoài trường học. Ngày nay, rất nhiều học sinh cho rằng đọc là mất thời gian (tăng 5% điểm) và rất ít học sinh ở cả hai giới chọn phương pháp đọc là một cách để giải trí ( giảm 5% điểm so với cùng kỳ năm 2009). Sau khi tan học, mỗi ngày trong tuần các học sinh thường dành 3 giờ để lướt mạng, mức tăng khoảng 1h tính từ năm 2012. Đến cuối tuần, số giờ sử dụng mạng lên đến 3,5h.

Những vấn đề đáng lo ngại các bao gồm trung bình 1 trên 4 học sinh trong khối OECD không đạt mức độ cơ bản về khoa học và toán. Tức họ không thể chuyển đổi tiền tệ sang các đơn vị tiền khác nhau. Ngoài ra, nữ sinh OECD cũng tốt hơn nam sinh về kỹ năng đọc... Trước những vấn đề này, chính phủ các nước cần nhanh chóng triển khai biện pháp cải cách để nuôi dưỡng tầng lớp tương lai ngày càng phát triển, giới chuyên gia cho hay.

Hạnh Nhi (Lược dịch từ OECD News)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trao học bổng hiếu học cho sinh viên, học sinh nghèo vượt khó

Ngày 14/4, tại Công viên Tứ Tượng (TP. Huế), Quỹ Giáo dục Huế hiếu học (Quỹ) tổ chức trao học bổng học kỳ 2 năm học 2023 – 2024 cho các sinh viên, học sinh nghèo, vượt khó vươn lên trong học tập. Đến dự có UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân.

Trao học bổng hiếu học cho sinh viên, học sinh nghèo vượt khó
Giúp người dân hình thành các hành vi sức khoẻ

Sáng 10/4, tại Trạm Y tế phường Thuỷ Biều, TP. Huế, Trường đại học Y - Dược, Đại học Huế phối hợp với Tổ chức Arpan Global, Hoa Kỳ tổ chức ngày hội sức khoẻ (Health Fair) năm 2024.

Giúp người dân hình thành các hành vi sức khoẻ
Khi người học được “chấm điểm” người dạy

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư 01/2024/TT-BGDĐT (Thông tư 01) về chuẩn cơ sở giáo dục đại học; trong đó, có một tiêu chí rất được quan tâm là tỷ lệ người học hài lòng với giảng viên về chất lượng và hiệu quả giảng dạy không thấp hơn 70%.

Khi người học được “chấm điểm” người dạy
Phân luồng giáo dục, định hướng nghề nghiệp cho học sinh

Ngày 6/4, Trường cao đẳng Công nghiệp (CĐCN) Huế tổ chức hội nghị phân luồng giáo dục lần thứ 4, năm 2024. Chương trình được phối hợp với các trường trung học phổ thông, trung học cơ sở trên địa bàn về một số hoạt động giáo dục, hướng nghiệp gắn với mục tiêu việc làm bền vững cho học sinh, tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo theo định hướng phát triển nguồn nhân lực của tỉnh.

Phân luồng giáo dục, định hướng nghề nghiệp cho học sinh
Return to top