Thế giới Thế giới
OECD: Kinh tế Hàn Quốc đang mất đà tăng trưởng
TTH.VN - Chỉ số mới nhất từ Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cho thấy, tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc dự kiến sẽ tiếp tục mất đà, trong bối cảnh căng thẳng thương mại đè nặng lên nền kinh tế toàn cầu.
Kinh tế Hàn Quốc đang mất đà tăng trưởng. Ảnh minh hoạ: AFP/Vietnam+
Chỉ số tổng hợp chính hàng tháng của OECD bao gồm tất cả 33 quốc gia thành viên đã giảm 0,04 điểm phần trăm xuống 99,06 trong tháng 8, lơ lửng ở mức dưới 100 điểm tháng thứ 20 liên tiếp. Đây được coi là con số dưới mức chuẩn, báo hiệu sự suy giảm kinh tế. Theo đó, chỉ số tháng 8 đã rơi xuống mức thấp nhất kể từ tháng 9/2009, khi chỉ đạt 98,68 điểm trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Cũng trong tháng 8, chỉ số của Hàn Quốc đã giảm 0,03 điểm phần trăm xuống 98,62, đánh dấu 27 tháng giảm liên tiếp. Đây là đợt giảm hàng tháng dài nhất đối với Hàn Quốc kể từ tháng 1/1990, khi OECD bắt đầu tổng hợp dữ liệu.
Theo OECD, nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu của Hàn Quốc đang vật lộn với cuộc chiến thương mại kéo dài giữa Mỹ - Trung Quốc và sự chậm lại của tăng trưởng toàn cầu.
Hồi tháng 7, Hàn Quốc đã cắt giảm triển vọng tăng trưởng kinh tế trong năm nay xuống còn 2,4%-2,5%, thấp hơn so với dự báo từ 2,6%-2,7% được đưa ra hồi tháng 12/2018, do xuất khẩu yếu và đầu tư chậm chạp.
Tháng trước, OECD cũng đã cắt giảm triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế Hàn Quốc trong năm nay xuống còn 2,1% so với dự báo trước đó là 2,4%. Đầu tháng này, cơ quan xếp hạng toàn cầu Standard & Poor tiếp tục cắt giảm dự báo tăng trưởng của nền kinh tế nước này xuống còn 1,8% trong năm nay, so với dự báo 2% được đưa ra ba tháng trước đó.
Bộ trưởng Tài chính Hàn Quốc Hong Nam-ki tuần trước thừa nhận rằng, quốc gia này khó có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng trong năm nay vì xuất khẩu đã chậm lại trong bối cảnh xung đột thương mại Mỹ-Trung vẫn chưa hoàn toàn chấm dứt.
BẢO NGHI (Lược dịch từ Yonhap)
- Lạm phát, thiếu hụt lao động làm chậm đà phục hồi chi tiêu của các chuyến công tác (16/08)
- Đức cấp lại visa trên hộ chiếu mẫu mới của Việt Nam có bổ sung nơi sinh (16/08)
- Khu vực Nam bán cầu sẽ có cơ sở sản xuất vaccine mRNA đầu tiên (15/08)
- Ấn Độ: Hành trình vươn mình thành “gã khổng lồ” mới nổi (15/08)
- Philippines: Đại dịch đẩy thêm hàng triệu người vào cảnh nghèo đói (15/08)
- Trung Quốc chịu đợt nóng lớn nhất trong 60 năm (15/08)
- Chính phủ Nhật Bản cân nhắc gói biện pháp bổ sung đối phó lạm phát (15/08)
- Ấn Độ là “đối tác không thể thiếu” của Mỹ (15/08)
-
Đức cấp lại visa trên hộ chiếu mẫu mới của Việt Nam có bổ sung nơi sinh
- Lạm phát, thiếu hụt lao động làm chậm đà phục hồi chi tiêu của các chuyến công tác
- Ấn Độ là “đối tác không thể thiếu” của Mỹ
- Bangladesh chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu
- Giải quyết ô nhiễm không khí phải ở quy mô toàn cầu
- Anh: Dịch vụ đường sắt bị ảnh hưởng do lái tàu trên cả nước đình công
- Pháp kiểm soát cháy rừng ở phía Tây Nam, mở lại đường cao tốc
- Hàn Quốc nỗ lực giảm thiểu thiệt hại do mưa lớn gây ra
- Ăn trái cây và rau củ tốt cho môi trường hơn so với ăn thịt và pho mát
- Chính phủ Hàn Quốc sẽ tăng hạn ngạch lao động nước ngoài
-
ADB kêu gọi tăng cường nỗ lực giải quyết vấn đề an ninh nguồn nước ở châu Á - Thái Bình Dương
- Kỷ niệm 55 năm thành lập ASEAN: Quảng bá văn hóa ASEAN tại Mexico
- Trung Quốc: Hàng chục người nhiễm loại virus mới chết người
- Mexico hạn chế sản xuất bia do khủng hoảng nguồn nước
- ILO: Lao động trẻ bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi những tác động của COVID-19
- CDC Mỹ đưa ra hướng dẫn phòng chống COVID-19 mới
- Hàn Quốc nỗ lực giảm thiểu thiệt hại do mưa lớn gây ra
- Ăn trái cây và rau củ tốt cho môi trường hơn so với ăn thịt và pho mát
- Đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ hiện nay không liên quan đến loài khỉ
- Bệnh đậu mùa khỉ: Mối lo "dịch chồng dịch" ở châu Âu