Thế giới

OIC kêu gọi LHQ giúp ngăn chặn làn sóng người tị nạn Syria

ClockThứ Hai, 14/09/2015 14:17
TTH.VN - Liên Hợp Quốc (LHQ) nên cân nhắc về một lực lượng gìn giữ hòa bình cho Syria - đất nước bị chiến tranh tàn phá - để giúp kiềm chế sự gia tăng của làn sóng người tị nạn đang gây ra tình trạng bất ổn trong khu vực và cả những vùng khác nữa, hãng thông tấn AFP sáng nay (14/9) dẫn lời Tổ chức Hợp tác Hồi giáo (OIC) cho biết.

 
Những người tị nạn Syria chạy trốn khỏi đất nước để tránh các cuộc xung đột. Ảnh: Ndtv

Một cuộc họp khẩn của nhóm 57 thành viên OIC kêu gọi Hội đồng Bảo an LHQ khẩn trương xem xét việc tạo ra "một hoạt động gìn giữ hòa bình LHQ đa chiều ở Syria như một bước khởi đầu để khôi phục an ninh và ổn định trong cả nước". Tổ chức này cũng kêu gọi phải hành động nhiều hơn để tìm ra một giải pháp chính trị nhanh chóng cho cuộc xung đột ở Syria.

OIC – tổ chức tự cho là đại diện cho tiếng nói chung của thế giới Hồi giáo, cáo buộc rằng cuộc khủng hoảng nhân đạo hiện nay là do "các tội ác chiến tranh của chế độ cai trị ở Syria".

Hơn 4 triệu người Syria đã chạy trốn khỏi đất nước, nơi Tổng thống Bashar al-Assad đang chiến đấu với các nhóm phiến quân khác nhau, bao gồm cả nhóm Hồi giáo Nhà nước IS – tổ thức đã và đang thực hiện những tội ác tràn lan.

Làn sóng di cư từ Syria đang tạo ra một cuộc khủng hoảng ở châu Âu, nơi chỉ riêng nước Đức dự kiến ​​sẽ tiếp nhận khoảng 800.000 người tị nạn từ Syria và các nơi khác trong năm 2015 này.

"Cuộc họp nhấn mạnh trách nhiệm chung của tất cả các quốc gia, đặc biệt là các nước thành viên OIC, nhằm mở cửa cho những người tị nạn Syria như một dấu hiệu của lòng nhân đạo và tình đoàn kết Hồi giáo", một tuyên bố kết thúc cuộc họp cho biết.

OIC lưu ý, hơn một nửa số quốc gia thành viên của tổ chức này không ký Công ước Liên Hợp Quốc về người tị nạn, và thúc giục các nước này nhanh chóng ký vào Công ước nói trên.

Hiện không có quốc gia vùng Vịnh nào tham gia Công ước đặt ra các tiêu chuẩn về việc đổi xử và quyền lợi của những người phải chạy trốn đến một đất nước mới.

Các quốc gia vùng Vịnh Ả Rập nằm trong số những đối thủ gay gắt nhất của chế độ Tổng thống Assad, đang cung cấp tài chính và vũ khí cho các nhóm nổi dậy chống lại vị Tổng thống này.

Đồng thời, Saudi Arabia và các nước láng giềng trong năm ngoái cùng gia nhập vào một liên minh quân sự do Mỹ dẫn đầu ném bom vào lực lượng IS cực đoan tại Syria.

Bên cạnh đó, OIC tiếp tục "kêu gọi tất cả các quốc gia không mở rộng hỗ trợ quân sự cho chế độ Assad".

Lời kêu gọi trên được đưa ra khi Washington cáo buộc Moscow về việc xây dựng lực lượng quân sự ở Syria, nơi Nga ủng hộ Tổng thống Assad chống lại cuộc nổi dậy trong suốt hơn 4 năm qua.

OIC nói rằng, các nước láng giềng của Syria đang tiếp nhận những người tị nạn đã phải mang một gánh nặng nhân đạo rất lớn và do đó, cộng đồng quốc tế nên cung cấp cho các nước này sự hỗ trợ nhiều hơn nữa.

Bảo Nghi (lược dịch từ AFP & NDTV)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

Đầu tư cho sản xuất tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bùng nổ. ASEAN đã trở thành điểm đến mục tiêu của các công ty đa quốc gia và có vai trò cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Khối 10 quốc gia với hơn 660 triệu dân này được hưởng lợi từ các chiến lược “Trung Quốc + 1” vốn đã tăng tốc kể từ sau đại dịch COVID-19, khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sang một hoặc nhiều quốc gia ASEAN để tránh việc quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất
Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên

Theo ước tính vừa được Văn phòng Nội các Nhật Bản công bố ngày 24/4, trận động đất nghiêm trọng ở miền Trung Nhật Bản vào ngày đầu năm mới 2024 đã có tác động tiêu cực đến kinh tế nước này, với thiệt hại có thể lên tới 115 tỷ yên (743 triệu USD) trong quý I/2024, tức gần 0,1% GDP danh nghĩa của cả nước.

Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên
Return to top