ClockThứ Bảy, 24/07/2021 06:15

Ổn định đời sống người dân vùng giãn cách

TTH - “Song song với kiểm soát, khoanh vùng, dập dịch, công tác ổn định tư tưởng, đời sống người dân được ưu tiên, đảm bảo không để thiếu nhu yếu phẩm cần thiết. Tuy nhiên, nếu thời gian giãn cách kéo dài thì còn nhiều khó khăn”, ông Nguyễn Đình Hoài, Bí thư Đảng ủy Xã Lộc Thủy - địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội để phòng chống COVID-19 cho biết.

Vừa chống dịch, vừa đảm bảo đời sống người dân vùng giãn cách

Tiếp nhận nhu yếu phẩm hỗ trợ công tác phòng, chống dịch tại xã Lộc Thủy từ Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh. Ảnh: PNLT   

Theo lãnh đạo xã, ảnh hưởng COVID-19 tác động đến việc làm, thu nhập của 400 công nhân địa phương; rất nhiều người dân kinh doanh, buôn bán tại chợ và các ngành nghề dịch vụ khác.

Không để thiếu hụt lương thực, thực phẩm

Sau khi phát hiện trường hợp dương tính với COVID-19, ngày 4/7/2017, biện pháp giãn cách xã hội, khoanh vùng, phong tỏa, cách ly để phòng chống dịch được áp dụng tại khu vực chợ và xóm Cầu thuộc thôn Phước Hưng (xã Lộc Thuỷ, huyện Phú Lộc). Do diễn biến dịch phức tạp, ngày 13/7, biện pháp giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ được áp dụng cho toàn xã Lộc Thủy, gồm các thôn Thủy Yên Hạ, Thủy Yên Thượng, Thủy Yên Thôn, An Bàng và Thủy Cam.

“Lộc Thủy là một trong những xã khó khăn của huyện Phú Lộc, trong đó có gần 200 hộ thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo. Thực hiện giãn cách, chúng tôi xác định, một trong những nhiệm vụ hàng đầu là phối hợp khoanh vùng dập dịch; ổn định tư tưởng, đời sống của Nhân dân và phục vụ tốt hậu cần tại các chốt kiểm dịch”, Bí thư Đảng ủy xã Lộc Thủy nhấn mạnh.

Thông qua kênh của Hội Phụ nữ xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (UBMTTQ) Việt Nam xã, các nhóm thiện nguyện tại địa phương, từ sự hỗ trợ kinh phí, lương thực, thực phẩm của Nhân dân và các nhà hảo tâm, các tổ chức đoàn thể, mỗi ngày, công tác hậu cần tại Lộc Thủy đảm bảo gần 400 suất ăn miễn phí cho lực lượng phòng chống dịch tại 20 chốt kiểm soát trên địa bàn.

Ông Nguyễn Văn Sáu - Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam xã cho biết, sau khi thực hiện giãn cách xã hội tại địa phương, rất mừng và cảm động là công tác phòng, chống dịch nhận được sự đồng lòng, chung sức của cộng đồng, trong đó có dân địa phương, bà con đồng hương xa quê, các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp, đoàn thể... Từ nguồn thực phẩm thiết yếu và kinh phí được hỗ trợ, ngoài tăng cường phục vụ bữa ăn tại các chốt kiểm dịch, địa phương tiến hành rà soát, lên danh sách các hộ dân khó khăn, kịp thời phân bổ, tiếp ứng nhu yếu phẩm cần thiết, không để bà con thiếu hụt.

Đến ngày 20/7, các đơn vị, tổ chức, cá nhân đã trao tặng quà, tiền mặt và nhu yếu phẩm hỗ trợ vùng giãn cách xã Lộc Thủy với tổng giá trị hơn 300 triệu đồng.

Cần các chính sách hỗ trợ kịp thời

Ảnh hưởng dịch, toàn xã Lộc Thủy có 90 trường hợp F1 được cách ly tập trung, 352 trường hợp F2 được cách ly tại nhà và trên 2.330 người dân được lấy mẫu sàng lọc lần 2. Đến ngày 20/7, 9 hộ dân cuối cùng tại 5 thôn phong tỏa của xã đã hoàn tất khâu lấy mẫu xét nghiệm.

Về tác động của dịch đến hoạt động sản xuất, buôn bán tại địa phương, ông Nguyễn Văn Hoàng, Chủ tịch UBND xã Lộc Thủy trăn trở: Thực hiện giãn cách, gần 400 công nhân địa phương không đến các danh nghiệp, cơ sở sản xuất được. Trung tâm mua bán quan trọng của địa phương là chợ cũng tạm ngừng nên ảnh hưởng đến thu nhập, đời sống của rất nhiều người dân. Các hộ kinh doanh ăn uống, giải khát nhỏ lẻ trên địa bàn và gần 100 hộ kinh doanh dầu tràm dọc tuyến Quốc lộ 1A qua địa bàn xã gần như ngưng trệ.

Một khó khăn khác, theo ông Hoàng, để đáp ứng công tác phòng chống dịch với nhiều công việc, nhiệm vụ đặt ra, vai trò của tổ tự quản rất quan trọng. Tuy nhiên, theo quy định của tỉnh, cả xã chỉ có 7 tổ tự quản phòng, chống dịch. Lực lượng mỏng trong khi dân số đông nên rất khó khăn, vất vả, đặc biệt là trong công tác nắm thông tin, kiểm soát, thực hiện khai báo y tế trong thời gian giãn cách.

“Đến nay, cùng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, cơ bản dịch được khống chế. Người dân yên tâm, đồng lòng hợp sức đẩy lùi dịch bệnh. Tuy nhiên, nếu thời gian giãn cách tiếp tục kéo dài, sẽ còn rất nhiều khó khăn nếu nguồn hỗ trợ từ cộng đồng vơi cạn trong khi ảnh hưởng dịch làm ngưng trệ hầu hết hoạt động sản xuất, kinh doanh, buôn bán trên địa bàn”, Bí thư Đảng ủy xã Lộc Thủy, ông Nguyễn Đình Hoài thông tin.

Được biết, huyện Phú Lộc đã bố trí nguồn kinh phí 1 tỷ đồng phục vụ công tác phòng, chống dịch tại xã Lộc Thủy. Số kinh phí này đang được giải ngân từng phần.

NHẬT NGUYÊN - QUỐC TUẤN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Canh chua lá me đất

Sống trong lòng xứ Huế, thật đáng tiếc nếu thờ ơ không để ý tới thứ sắc màu tim tím mọc ven bờ sông Hương hoặc bất kỳ trong mảnh vườn nào đó. Thứ tôi muốn kể với thế giới liên quan đến sắc màu tim tím đời thường, gần gũi ấy đơn giản là một tô canh chua lá me đất. Mà nấu canh chua thì có nhiều kiểu chế biến lắm. Kiểu truyền thống, tùy theo vùng miền, mỗi nơi lại có một kiểu gây hứng thú riêng.

Canh chua lá me đất
Chăm lo đời sống cho lao động nữ

Lao động nữ (LĐN) chiếm hơn 72% công nhân lao động trong các doanh nghiệp (DN) thuộc Khu Kinh tế, công nghiệp tỉnh. Việc chăm lo đời sống cho LĐN luôn được các cấp công đoàn tập trung thực hiện.

Chăm lo đời sống cho lao động nữ
Tập tàng mà nấu canh tôm

Trời nắng hanh hao, tần ngần một hồi trước quầy rau củ và lời mời chào của dì bán rau, ánh mắt tôi dừng lại trước mớ rau tập tàng non xanh nằm lẫn giữa đám xà lách và tần ô. Trời này mà húp một ngụm canh rau tập tàng nấu tôm thì cứ phải gọi là mát lòng mát dạ.

Tập tàng mà nấu canh tôm
Chuối trong đời sống của người Huế

Chuối là loại cây nhiệt đới có mặt ở hơn một trăm quốc gia trên thế giới. Là một trong những nơi phát xuất đầu tiên của cây chuối, các dân tộc sinh sống ở Đông Nam Á đã sớm biết sử dụng cây chuối một cách đầy sáng tạo trong muôn mặt của đời sống. Không những thế, đặc tính của cây chuối cũng trở thành “phương tiện” để chuyển tải nhiều triết lý sâu sắc về thế giới quan và nhân sinh quan.

Chuối trong đời sống của người Huế
Gắn kết giữa người dân và chính quyền

Chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) đã thực sự tạo cơ hội gắn kết các chủ rừng là cộng đồng, nhóm hộ và hộ gia đình với chính quyền và các tổ chức nhà nước về lâm nghiệp... góp phần nâng cao nhận thức, năng lực quản lý, bảo vệ rừng cho người dân.

Gắn kết giữa người dân và chính quyền
Return to top