ClockThứ Hai, 26/09/2016 14:07

Ổn định thị trường thủy hải sản

TTH - Việc thông báo cụ thể các loại hải sản an toàn và không an toàn, được Bộ Y tế đưa ra ngày 20/9 vừa qua đã giúp người tiêu dùng yên tâm hơn khi lựa chọn sử dụng hải sản cho mâm cơm nhà mình.

Đây là bước tiếp theo trong quá trình khắc phục thảm họa môi trường do Formosa gây ra, có sự tham gia kiểm định của một số cơ quan khoa học uy tín ở ngoài nước.

Điều vui mừng là các loại hải sản an toàn đều là những loại cá được sử dụng phổ biến lâu nay như cá nục, cá trích, cá hố, cá đối, cá cơm, cá ngừ, cá thu… Các loại hải sản chưa sử dụng được do còn nhiễm phenol là những hải sản sống ở tầng đáy trong vòng 20 hải lý thường ít xuất hiện trong bữa ăn hằng ngày.

Phenol thuộc tinh thể rắn, không màu, gây bỏng nặng khi rơi vào da; tương đối bền, có khả năng tích lũy trong cơ thể sinh vật, gây nhiễm độc cấp tính, mãn tính cho con người. Khi xâm nhập vào cơ thể, phenol gây ra nhiều tổn thương cho các cơ quan nội tạng, hệ thần kinh, tim mạch và máu… bị cấm dùng trong thực phẩm. Vì lẽ đó mà rất nhiều người lo sợ, từng tẩy chay các loại thủy sản, kể cả cá nước ngọt, nước lợ trên phá Tam Giang.

Một thực tế là những loài hải sản ở tầng đáy phần lớn là những loại có giá trị kinh tế cao như cá chình, cá mú, cá hồng, mực, cua, ghẹ… nếu ngư dân đánh bắt ở khu vực ngoài 20 hải lý thì vẫn an toàn. Mặt khác, hiện nay rất nhiều hộ vẫn nuôi thả các loại hải sản tương tự như cá hồng, cá mú, tôm, cua… Vấn đề đặt ra là làm sao xác định được nguồn gốc hải sản; để vừa đảm bảo quyền lợi cho người đánh bắt nuôi trồng thủy hải sản, vừa đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng.

Theo đề nghị của Bộ Y tế, UBND các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế tiếp tục chỉ đạo các ngành chức năng phân loại hải sản theo từng lô; sở y tế lấy mẫu theo lô và trả kết quả cho đơn vị được UBND tỉnh trao nhiệm vụ. Chỉ cho phép lưu hành lô sản phẩm sau khi được xét nghiệm an toàn. Đối với các lô không an toàn buộc phải tiêu hủy và đền bù theo quy định…

Đó được cho là biện pháp căn cơ nhưng trong thực tế vẫn không thể triệt để; bởi còn rất nhiều trường hợp đánh bắt nhỏ lẻ, tự khai thác, tự tiêu thụ, khó có thể ngăn chặn hết. Nên chăng, cần tổ chức nhiều điểm thu mua tập trung và kiểm định tại các địa phương, để ngư dân dễ dàng mang sản phẩm đến tiêu thụ. Bên cạnh đó, cần tăng cường quảng bá, giúp người tiêu dùng dễ dàng phân biệt các loại thủy hải sản an toàn, góp phần từng bước ổn định thị trường thủy hải sản hiện nay.

Đặng Thành

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ổn định thị trường dịp Tết Nguyên đán 2024

Cùng với cả nước, đây là thời điểm các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, hệ thống siêu thị, các chợ… trên địa bàn tỉnh đang tích cực chuẩn bị hàng hóa phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân vào dịp cuối năm và Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.

Ổn định thị trường dịp Tết Nguyên đán 2024
Ổn định chính sách cho giáo viên vùng cao

Nhiều giáo viên lên A Lưới đã chọn nơi đây làm quê hương thứ hai. Họ muốn là người truyền lửa cho học sinh dân tộc ít người. Hơn nữa, cuộc sống của họ đã ổn định khi được hưởng các chế độ chính sách đãi ngộ cho giáo viên vùng khó.

Ổn định chính sách cho giáo viên vùng cao
Vệ sinh rác, bèo để ổn định sau lũ

Sau các đợt lũ liên tiếp, bèo, rác ứ đọng trên các sông, hồ, cầu, cống… rất nhiều, làm dòng chảy khó lưu thông, nhất là khi nước rút, ảnh hưởng đến tốc độ rút lũ của công trình. Vì thế, ngoài tập trung vệ sinh trên bộ, trên cạn, một số nơi, người dân chủ động ra quân khơi thông cầu, cống, vệ sinh ao, hồ.

Vệ sinh rác, bèo để ổn định sau lũ
Khắc phục, xử lý môi trường sau lũ

Sáng 16/11, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình đã đi kiểm tra công tác dọn dẹp, vệ sinh môi trường sau lũ tại các trường học, chợ Đông Ba và khu vực dân cư trên địa bàn thành phố Huế.

Khắc phục, xử lý môi trường sau lũ
Return to top