Thế giới

Ông Boris Johnson chính thức từ chức, tuyên bố ủng hộ tân Thủ tướng Anh Liz Truss

ClockThứ Ba, 06/09/2022 17:09
TTH.VN - Chiều nay (6/9), ông Boris Johnson đã chính thức từ chức Thủ tướng Anh, kết thúc 3 năm cầm quyền và để lại vị trí lãnh đạo cho người kế nhiệm Liz Truss trong bối cảnh nước này đang đối mặt với nhiều vấn đề khó giải quyết.

Thủ tướng Anh Boris Johnson từ chứcThủ tướng Anh yêu cầu người dân thận trọng tối đa khi trở lại cuộc sống bình thường

Tân Thủ tướng Anh Liz Truss. Ảnh: Globaljustice.org.uk/TTXVN

Trong bài phát biểu kết thúc nhiệm kỳ bên ngoài phố Downing, ông Johnson kêu gọi đất nước xích lại gần nhau và ủng hộ tân Thủ tướng Liz Truss. Sau đó, ông rời London để đến Scotland và đệ đơn từ chức với Nữ hoàng Elizabeth. 

Ở tuổi 47, bà Truss được giao nhiệm vụ dẫn dắt nước Anh vượt qua nguy cơ của một cuộc suy thoái kéo dài và cuộc khủng hoảng năng lượng đe dọa tài chính của hàng triệu hộ gia đình và doanh nghiệp trên cả nước.

Kế hoạch thúc đẩy nền kinh tế của bà thông qua việc cắt giảm thuế đồng thời cung cấp hàng chục tỷ bảng Anh để bù đắp chi phí năng lượng đã làm chao đảo thị trường tài chính, khiến các nhà đầu tư bán phá giá đồng bảng Anh và trái phiếu chính phủ.

Trong 6 năm qua, bà Truss là thủ tướng thứ tư của Đảng Bảo thủ. Mặc dù ban đầu không phải là sự lựa chọn hàng đầu của các nhà lập pháp, nhưng cuối cùng bà đã vượt qua đối thủ Rishi Sunak trong một cuộc bỏ phiếu của các thành viên Đảng Bảo thủ với tỷ số chiến thắng nhỏ hơn dự kiến.

Theo Reuters, bà Truss sẽ theo ông Johnson đến Scotland và được Nữ hoàng Elizabeth yêu cầu thành lập chính phủ. Sau đó, bà sẽ phát biểu trước công chúng và bắt đầu các cuộc hẹn với nhóm bộ trưởng của mình vào cuối ngày hôm nay (6/9).

Nhiều thách thức phía trước

Nước Anh, dưới sự cầm quyền của đảng Bảo thủ kể từ năm 2010, đã rơi vào khủng hoảng này đến khủng hoảng khác trong những năm gần đây và hiện có nguy cơ về một cuộc suy thoái kéo dài, lạm phát tiếp tục gia tăng, cộng với đồng bảng Anh suy yếu.

* Lạm phát: Ở mức 10,1% trong tháng 7/2022, Anh có tỷ lệ lạm phát hàng năm cao nhất trong Nhóm bảy nền kinh tế tiên tiến (G7). Các nhà dự báo cho rằng con số này sẽ tiếp tục tăng cao hơn, với Goldman Sachs ước tính lạm phát có thể lên đến 20% ​​vào đầu năm tới nếu giá xăng không giảm.

Sự phụ thuộc nhiều vào khí đốt nhập khẩu và đồng nội tệ đang suy yếu được xem là nguyên nhân dẫn đến một số vấn đề lạm phát của nước này.

Chỉ trong 3 tháng qua, đồng bảng Anh đã giảm khoảng 8% so với đồng USD, khiến cho năng lượng nhập khẩu được định giá bằng USD thậm chí còn trở nên đắt đỏ hơn.

* Thị trường lao động thắt chặt: Ngân hàng Trung ương Anh đang lo lắng về áp lực lạm phát trong nước đến từ thị trường lao động thắt chặt, nơi tình trạng thiếu nhân viên sau Brexit và đại dịch COVID-19 trong một số trường hợp đang đẩy lương tăng mạnh.

Dữ liệu chính thức cho thấy lượng công nhân EU đang làm việc ở Anh hiện thấp hơn khoảng 49.000 người so với thời điểm giữa năm 2019, trong khi số lao động không hoạt động vì bệnh tật kéo dài đã tăng lên mức cao nhất trong 19 năm là 2,39 triệu người vào tháng 6, tăng khoảng 300.000 người so với trước khi dịch bệnh.

Tuy nhiên, nhu cầu đối với người lao động đang có dấu hiệu hạ nhiệt. Các vị trí tuyển dụng việc làm - đạt mức cao kỷ lục 1,299 triệu trong khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 5/2022, đã bắt đầu giảm, trong khi số người thất nghiệp trong tháng 6 đã tăng lần đầu tiên sau 17 tháng.

* Khủng hoảng năng lượng: Đây được xem là vấn đề cấp bách nhất của nước Anh hiện nay. Hoá đơn năng lượng của các hộ gia đình sẽ tăng cao, dự kiến sẽ tăng đến 80% vào tháng 10 tới. 

Trước bối cảnh đó, tân Thủ tướng Liz Truss cam kết sẽ thực hiện “những hành động táo bạo” để đưa đất nước vượt qua thời kỳ khó khăn, trong đó có việc cắt giảm thuế, bất chấp cảnh báo của các nhà kinh tế rằng việc bơm nhiều tiền vào túi người tiêu dùng có thể làm trầm trọng thêm vấn đề lạm phát của nước Anh.

Ngoài nguy cơ lạm phát tăng, việc cắt giảm thuế hoặc chi tiêu cao hơn sẽ gây căng thẳng hơn nữa đối với thâm hụt ngân sách của Anh vào thời điểm nợ công gần bằng 100% sản lượng kinh tế, tăng từ mức khoảng 80% trước đại dịch.

TỐ QUYÊN (Lược dịch từ Reuters & AFP)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cuộc khủng hoảng rác thải điện tử toàn cầu đang gia tăng

Theo một báo cáo vừa được các cơ quan của Liên Hiệp Quốc (LHQ) công bố, rác thải điện tử trên thế giới đang tăng nhanh gấp 5 lần so với tốc độ tái chế rác thải điện tử được ghi nhận, làm trầm trọng thêm các mối nguy hiểm về môi trường và sức khỏe trên toàn thế giới.

Cuộc khủng hoảng rác thải điện tử toàn cầu đang gia tăng
Ngành hàng không toàn cầu đối mặt nhiều thách thức về giá vé và nhân sự

Theo các chuyên gia trong ngành, ngành hàng không toàn cầu thời hậu đại dịch vẫn không thiếu những thách thức, từ việc giữ giá vé máy bay ở mức phải chăng – nhất là trong các mùa lễ hội khi tỷ suất lợi nhuận “mỏng như dao cạo”, cho đến việc có đủ lực lượng lao động tận tâm với nghề.

Ngành hàng không toàn cầu đối mặt nhiều thách thức về giá vé và nhân sự
Cuộc khủng hoảng Biển Đỏ: Các nhà bán lẻ yêu cầu EU hành động nhiều hơn

Tổ chức thương mại đại diện cho các doanh nghiệp bán sỉ và bán lẻ trên toàn Liên minh châu Âu (EuroCommerce) vừa lên tiếng kêu gọi các tổ chức và quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu (EU) giải quyết cuộc khủng hoảng Biển Đỏ đã làm gián đoạn hoạt động thương mại. Đồng thời, trong một lá thư gửi đến Bộ trưởng Ngoại giao Bỉ, EuroCommerce cho biết, cuộc khủng hoảng này đã gây ra “những tác động to lớn” đến các doanh nghiệp.

Cuộc khủng hoảng Biển Đỏ Các nhà bán lẻ yêu cầu EU hành động nhiều hơn
Return to top