ClockThứ Hai, 22/06/2015 14:46

Ông Khóa làm trang trại

TTH - Từ vùng gò đồi hoang hóa, ông Nguyễn Khóa (52 tuổi, thôn Thanh Tân, xã Phong Sơn, huyện Phong Điền) đã bắt tay khai hoang và thành lập trang trại tổng hợp. Sau bao năm, giờ đây trang trại 3,2 ha của ông đã trở thành “hình mẫu” tại xã Phong Sơn cho thu lãi hàng trăm triệu đồng/năm.

Ông Nguyễn Bá Nam, Phó Chủ tịch UBND xã Phong Sơn cho biết: “Làm trang trại tại địa phương thì khá nhiều, nhưng hướng đến trang trại sinh thái, phát triển bền vững như trang trại ông Khóa thì thật hiếm. Bằng nhiều phương pháp canh tác khác nhau, giờ trang trại của ông đã “dẫn đầu” trong việc cho thu nhập ở kinh tế hộ gia đình.”

Mô hình nuôi chim cút lấy trứng ở trang trại ông Khóa thu lãi 100 triệu đồng/năm.
Giữa trưa, đường liên xã nắng rát mặt người, nhưng khi bước vào trang trại ông Khóa, cây cối xanh um, cảm giác thật dễ chịu. Lúi húi phơi tiêu trước sân, thấy khách vào nhà, ông đon đả: “Mấy chú lên dịp này cũng là đúng lúc rồi. Giờ đang là mùa chim cút đẻ, mùa vô dầu cho cây dó, công việc của tui tất bật tối mặt mày từ sáng đến chiều. Tha hồ mấy chú ghi hình, chụp ảnh.”
Bắt tay khai hoang đất vùng gò đồi làm trang trại từ năm 1999. Ban đầu, ông Khóa dự định vữa đất trồng tiêu. Nhưng sau trận lũ lịch sử, cái đói như cận kề, ông quyết định lấy ngắn nuôi dài, chuyển qua trồng sắn, khoai tía. Ông cứ trồng “cuốn chiếu” quanh năm, khi giải quyết được cái ăn trước mắt, ông chuyển qua trồng tiêu. Không như nhiều hộ dân khác khi làm trang trại, trồng tiêu được ươm từ bầu, ông trồng bằng cách “gieo” thẳng cây tiêu xuống hố.
Ông phân tích: “Cách trồng này có hai điểm lợi. Cây tiêu rễ rất cứng cáp, phát triển nhanh hơn; trong khi trồng từ bầu ra thì phải bứng cây, di chuyển làm cây mất sức, chậm thích nghi và dễ chết.” Điểm lợi nữa là trồng tiêu ở vùng gò đồi, mưa chảy xiết, nước không tù đọng nên cây tiêu ít dịch bệnh, không lo chết úng. Ông tận dụng cây mấc (mớc) để làm trụ tiêu. Với phương pháp này, giờ đây ông đã có trên 500 gốc tiêu, trong đó có 200 gốc đã cho khai thác từ 5-7 vụ.
Ông Khóa nhẩm tính: “Tiêu tui trồng chỉ tốn công, còn cây mấc có sẵn, phân thì từ chăn nuôi. Vụ tiêu năm 2014, với 200 gốc tui thu được 3,5 tạ tiêu, giá bán thương lái tại vườn 180 nghìn đồng/kg (nếu bán ra ngoài cao hơn 250 nghìn/kg) thu được hơn 60 triệu đồng.”
Giá trị kinh tế lớn nhất trong vườn cây ông Khóa là 500 gốc cây trầm dó gần 10 năm tuổi. Qua quá trình nghiên cứu cách vô dầu trên mạng internet, ông đã vô dầu thử nghiệm 50 cây. “Vườn cây dó của tui hiện tại đã có người trả 2-3 triệu đồng/cây nhưng tui vẫn chưa ưng bán. Bởi cây dó để càng lâu dầu tạo càng đắt giá. Vả lại, tui muốn chính tay mình vô dầu để khai thác trầm vườn cây của mình.”
Ngoài ra, vườn cây của ông Khóa còn cơ man nào là cam, chuối, đu đủ, sapôchê, thứ “sản vật” thường xuyên có mặt ở các chợ nhỏ trong địa bàn huyện. Các vật nuôi trong trang trại ông Khóa cũng cho thu nhập kinh tế cao bởi ông luôn biết áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi. Hiện tại trang trại của ông có 10 con trâu, 2.000 con chim cút, 70 heo nái, heo thịt và hàng trăm con gà thả đồi. Ông Khóa cho biết: “Với 2.000 con chim cút mỗi ngày đẻ khoảng 1.900 trứng, cho lãi 100 triệu đồng/năm; gà mỗi năm xuất từ 600-800 con, mỗi còn từ 1-1,2 kg, giá bán 100 nghìn đồng/kg, lãi 50 triệu đồng/năm; với 70 con heo thịt và heo nái, mỗi năm trang trại xuất chừng trên 250 con heo thịt thương phẩm… Mỗi năm trang trại cho thu nhập khoảng 1,5 tỷ đồng, trừ mọi chi phí lãi khoảng 300 triệu đồng/năm.”
Anh Cao Đình Hưng, Cán bộ Khuyến nông- lâm- ngư xã Phong Sơn đánh giá: “Làm trang trại như ông Khóa luôn hướng đến yếu tố phát triển bền vững. Bên cạnh đó, ông là người luôn có ý thức trang bị, tìm hiểu những kiến thức khoa học kỹ thuật từ nhiều nguồn khác nhau để áp dụng vào trong sản xuất trang trại hiệu quả. Ông được tặng nhiều bằng, giấy khen nông dân sản xuất giỏi các cấp là sự ghi nhận những thành quả đó.” Hiện trang trại ông Khóa đã được địa phương cấp GCNQSDĐ.
Hà Nguyên
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Điều tiết nước, nạo vét kênh mương ứng phó hạn mặn

Công ty TNHH NN MTV Quản lý khai thác công trình thủy lợi tỉnh (Công ty Thủy lợi) vận hành hiệu quả các hệ thống thủy lợi, đê điều, điều phối nguồn nước và phối hợp các địa phương nạo vét các kênh mương, hồ chứa bị bồi lắng để khôi phục, tăng khả năng trữ nước phòng chống hạn mặn.

Điều tiết nước, nạo vét kênh mương ứng phó hạn mặn
Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn

Phát huy lợi thế đất rừng, thời gian qua, nhiều tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh đã tập trung chuyển đổi từ trồng rừng gỗ nhỏ sang gỗ lớn. Theo đánh giá bước đầu, các mô hình trồng rừng gỗ lớn không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội mà còn góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ hệ sinh thái, chống biến đổi khí hậu.

Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn
Nguy cơ thiếu nước và xâm nhập mặn

Ngày 19/4, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh cho biết, trong 24 giờ qua, tại tỉnh Thừa Thiên Huế đã xảy ra nắng nóng và nắng nóng gay gắt trên diện rộng, có nơi đặc biệt gay gắt.

Nguy cơ thiếu nước và xâm nhập mặn
Thoát nghèo, ổn định cuộc sống

Nguồn vốn vay từ Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) đã giúp nhiều hội viên, nông dân (HVND) Phong Sơn (Phong Điền) có điều kiện thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng.

Thoát nghèo, ổn định cuộc sống
Nhiều dự án sinh kế từ Quỹ Hỗ trợ nông dân

Từ nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND), Hội Nông dân (HND) các cấp đã giải ngân, tổ chức nhiều dự án (DA) sinh kế mang lại hiệu quả thiết thực cho hội viên, nông dân (HVND).

Nhiều dự án sinh kế từ Quỹ Hỗ trợ nông dân
Return to top