Thế giới

Ông Obama: Chính sách quyền lực của ông Tập gây nguy hiểm cho khu vực

ClockThứ Năm, 04/12/2014 12:48
TTH.VN - Tổng thống Mỹ cho rằng: Chính sách đẩy nhanh tiến độ củng cố quyền lực của ông Tập gây nguy hiểm cho các nước láng giềng.

Ông Obama nhấn mạnh ông Tập là người thể hiện tham vọng rõ nhất trong việc củng cố quyền lực, hơn hẳn các nhà lãnh đạo trước của Trung Quốc, điều này rõ ràng bất lợi cho vấn đề nhân quyền cũng như gây nguy hiểm cho các nước láng giềng.

“Ông ấy củng cố quyền lực nhanh và toàn diện hơn bất cứ ai từ thời ông Đặng Tiểu Bình giai đoạn 1978-1992, và tất cả mọi người có thể “nhận ra” sức mạnh của Chủ tịch Trung Quốc”, ông Obama nói. 

 
Tổng thống Mỹ Barack Obama (ảnh: Getty)

Tuy nhiên, sự phát triển đó cũng đi kèm với những tiêu cực trong chính sách phát triển của Chủ tịch Tập Cận Bình, đó là các vấn đề về nhân quyền và tranh chấp lãnh thổ.

“Việc hợp nhất sức mạnh nhanh chóng như vây sẽ rất nguy hiểm cho các vấn đề về nhân quyền, bất đồng chính kiến, và tranh chấp lãnh thổ với các quốc gia láng giềng”, Obama ám chỉ các tranh chấp lãnh hải trong khu vực.

Cũng phải nói thêm một điều là Trung Quốc hiện đang chú trọng cải thiện mối quan hệ với Mỹ, ông Tập Cận Bình chủ trương xây dựng mối “quan hệ nước lớn kiểu mới” với Mỹ, để tránh nguy cơ đối đầu.

“Mặt khác, tôi nghĩ rằng họ có sự quan tâm lớn trong việc duy trì mối quan hệ tốt với Mỹ. Và chuyến thăm của tôi là một minh chứng”, ông Obama nói.

Về phía mình, Tổng thống Mỹ Barack Obama cho rằng Washington muốn cùng Bắc Kinh xây dựng một mối quan hệ thẳng thắn, đặc biệt là trong việc giải quyết các vấn đề về gián điệp thương mại điện tử.

Cuối buổi họp, ông khuyến khích các nhà điều hành đặt ra các vấn đề về rủi ro mà doanh nghiệp của họ có thể gặp phải nếu bị Trung Quốc trừng phạt.

Chính sách “ngoại giao nước lớn” của ông Tập

Sydney Morning Herald hôm 2/12 đưa tin: Tại Hội nghị Trung ương Trung Quốc các vấn đề ngoại giao, ông Tập Cận Bình tuyên bố đã đến thời điểm Trung Quốc không còn phải giấu mình và cần xây dựng “chính sách ngoại giao nước lớn với những đặc thù của Trung Hoa”.  Đây được coi là một tuyên bố có trọng lượng khẳng định tham vọng “bành trướng” rõ ràng của nhà lãnh đạo Tập Cận Bình, khi điều này được nói ra tại cuộc họp cấp cao nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc về chính sách ngoại giao. 

 
Chủ tịch Tập Cận Bình nói về "Giấc mộng Trung Hoa" (ảnh: AP)

Mục đích của cuộc họp này là “xây dựng hướng dẫn, nguyên tắc cơ bản, mục tiêu chiến lược và nhiệm vụ chính của nền ngoại giao Trung Quốc trong kỷ nguyên mới”. Tuy nhiên sau 8 năm những cuộc họp kiểu này mới được tổ chức lại (cuộc họp trước dưới thời chủ tịch Hồ Cẩm Đào năm 2006) cho thấy sự chú trọng của ông Tập với vấn đề “đối ngoại quốc gia” đang được đặt ra cấp bách đến mức độ nào.

Theo diễn văn khai mạc của Chủ tịch Tập Cận Bình, giờ không còn là lúc Trung Quốc “ẩn mình, chờ thời”, vốn là chủ trương được đưa ra từ thời nhà lãnh đạo Đặng Tiểu Bình. Đã đến thời điểm “Giấc mộng Trung Hoa” lan ra thế giới. Kể từ khi lên nắm quyền, ông Tập đã thực hiện nhiều chuyến công du đến các nước châu Á, châu Âu, châu Phi, và gần đây không ngần ngại bày tỏ tham vọng khôi phục lại “Con đường tơ lụa” cổ xưa nối với châu Âu.

Giáo sư Niu Jun của ĐH Bắc Kinh nhận xét: “Rõ ràng là nhà lãnh đạo Trung Quốc không còn muốn “ẩn mình” với thế giới, giờ là thời điểm quan trọng cho nền ngoại giao “lột xác””. Còn nhà nghiên cứu Zhang Baohui, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu châu Á Thái Bình Dương thuộc ĐH Lingnan Hong Kong thì cho rằng: “Bài diễn văn của ông Tập khăng định sự chuyển mình của chính sách đối ngoại, sẽ chủ động hơn trong việc định hình thế giới xung quanh”.

Ngân Giang (Theo VOV)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên

Theo ước tính vừa được Văn phòng Nội các Nhật Bản công bố ngày 24/4, trận động đất nghiêm trọng ở miền Trung Nhật Bản vào ngày đầu năm mới 2024 đã có tác động tiêu cực đến kinh tế nước này, với thiệt hại có thể lên tới 115 tỷ yên (743 triệu USD) trong quý I/2024, tức gần 0,1% GDP danh nghĩa của cả nước.

Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên
Sau COVID, đến lượt nắng nóng buộc các trường học ở Indonesia chuyển sang học trực tuyến

Nắng nóng kỷ lục ở Philippines trong tháng này đã buộc các trường học phải cho học sinh về nhà để học trực tuyến, làm sống lại ký ức về đợt phong tỏa do đại dịch COVID-19 và làm dấy lên lo ngại rằng thời tiết khắc nghiệt hơn trong những năm tới có thể làm sâu sắc thêm sự bất bình đẳng về giáo dục.

Sau COVID, đến lượt nắng nóng buộc các trường học ở Indonesia chuyển sang học trực tuyến
Return to top