ClockThứ Sáu, 27/05/2016 09:40

Ông Obama: Chuyến thăm Hiroshima chỉ rõ hiểm họa của chiến tranh

Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố chuyến thăm lịch sử sắp tới của ông tới thành phố Hiroshima của Nhật Bản sẽ cho thấy những hiểm họa của chiến tranh và sự cần thiết phải hợp tác hướng tới hòa bình.

Tổng thống Mỹ sẽ thăm Hiroshima, Nhật BảnNhật Bản thắt chặt an ninh cho chuyến thăm của Tổng thống Mỹ

Tổng thống Mỹ Barack Obama tại Nhật Bản. (Nguồn: Reuters)

Nhận định trên được đưa ra trong ngày 26/5, bên lề Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) tại thành phố Ise-Shima, Nhật Bản, và chỉ một ngày trước chuyến thăm lịch sử trên.

​Phát biểu với báo giới, nhà lãnh đạo Mỹ nhấn mạnh việc quân đội Mỹ thả bom nguyên tử xuống thành phố Hiroshima ngày 6/8/1945 là một biến cố trong lịch sử thế giới hiện đại.

Tuy xảy ra đã lâu, song theo ông Obama, sự kiện tại Hiroshima khắc lại điều gì đó trong trí tượng tưởng của con người hiện nay.

Tổng thống Mỹ khẳng định chuyến thăm của ông tới Hiroshima sẽ cho thấy những mối đe dọa thực sự và sự cấp bách mà thế giới phải đối phó.

Ông đồng thời cho biết thêm hoạt động này cũng nhằm tái khẳng định tầm nhìn chung về một thế giới không vũ khí hạt nhân.

Theo kế hoạch, Tổng thống Obama sẽ tới thành phố Hiroshima vào ngày 27/5 và sẽ trở thành thành vị tổng thống đương nhiệm đầu tiên của Mỹ tới thăm thành phố phải hứng chịu quả bom nguyên tử của quân đội Mỹ.

​Dự kiến, sau khi đặt chân tới Hiroshima, Tổng thống Mỹ sẽ đặt vòng hoa tại tượng đài tưởng niệm các nạn nhân trong vụ tấn công bom nguyên tử.

​Ông Obama nhấn mạnh quyết định tới thăm Hiroshima sẽ cho thấy "liên minh đặc biệt" giữa Mỹ và Nhật Bản, hai cựu thù trong Chiến tranh Thế giới thứ Hai.

​Vào ngày 6/8/1945, Hiroshima trở thành thành phố đầu tiên của Nhật Bản phải hứng chịu quả bom nguyên tử của quân đội Mỹ, ba ngày sau đó thành phố Nagasaki là mục tiêu tiếp theo.

Ước tính, khoảng 140.000 đã thiệt mạng tại Hiroshima và khoảng 75.000 thiệt mạng tại Nagasaki. Hồi tháng 4 vừa qua, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cũng đã tới thăm tượng đài tưởng niệm các nạn nhân trong vụ bom nguyên tử tại Hiroshima./.

Theo Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

WHO kêu gọi 1,5 tỷ USD hỗ trợ dịch vụ chăm sóc sức khỏe trong khủng hoảng

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm qua (15/1) đã đưa ra lời kêu gọi khẩn cấp khoản tài trợ 1,5 tỷ USD để cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho hơn 87 triệu người trong năm nay đang bị ảnh hưởng bởi 41 cuộc khủng hoảng đang diễn ra trên toàn cầu, bao gồm cả lãnh thổ Palestine bị chiếm đóng, Ukraine, Sudan, Syria và khu vực Sừng châu Phi.

WHO kêu gọi 1,5 tỷ USD hỗ trợ dịch vụ chăm sóc sức khỏe trong khủng hoảng
Gặp mặt kỷ niệm 45 năm Ngày Chiến thắng chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam

Ngày 6/1, Hội Hữu nghị Việt Nam - Campuchia thành phố Hà Nội và Hội Hữu nghị Việt Nam - Campuchia Cựu quân tình nguyện Mặt trận 479 khu vực Hà Nội tổ chức gặp mặt kỷ niệm 45 năm Ngày Chiến thắng chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc, cùng quân dân Campuchia chiến thắng chế độ diệt chủng (7/1/1979 - 7/1/2024).

Gặp mặt kỷ niệm 45 năm Ngày Chiến thắng chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam
VIỆN NGHIÊN CỨU HÒA BÌNH QUỐC TẾ STOCKHOLM (SIPRI):
Xây dựng hòa bình, ngăn chặn chiến tranh giúp giải quyết tình trạng mất an ninh lương thực

Theo đánh giá của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), an ninh lương thực toàn cầu đã trở thành một vấn đề lớn, gắn liền với các cuộc xung đột kéo dài ở Ukraine, Somalia, Syria và nhiều nơi khác. Hơn bao giờ hết, cần có hành động khẩn cấp để củng cố hòa bình, củng cố nền kinh tế nông nghiệp toàn cầu và đảm bảo sản phẩm dinh dưỡng có giá thấp hơn cho mọi người dân, báo cáo mới của SIPRI nhấn mạnh.

Xây dựng hòa bình, ngăn chặn chiến tranh giúp giải quyết tình trạng mất an ninh lương thực
Return to top