Thế giới Thế giới
Ông Obama: Nước Mỹ tốt hơn khi tôi bắt đầu làm Tổng thống
TTH.VN - Tờ Channel NewsAsia ngày 22/2 đưa tin về nội dung cuộc phỏng vấn độc quyền với Tổng thống Mỹ Barack Obama. Trong đó, ông Obama có những đánh giá lạc quan về 2 nhiệm kỳ Tổng thống của mình.
![]() |
Tổng thống Mỹ Barack Obama trong cuộc phỏng vấn của Channel NewsAsia. Ảnh: MediaCorp |
Cuộc phỏng vấn diễn ra trong bối cảnh 2 nhiệm kỳ Tổng thống sắp kết thúc, khi được hỏi liệu ông và chính quyền của ông đã thực sự làm thay đổi nước Mỹ, Tổng thống Barack Obama nhìn nhận: “Không còn nghi ngờ gì nữa, nước Mỹ đang ở trạng thái tốt hơn so với thời gian khi tôi bước vào Nhà Trắng”.
Phát biểu bên lề Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-ASEAN ở Sunnylands, California hôm 16/2, Tổng thống Mỹ cũng nhắc lại những thách thức mà chính quyền của ông phải đối mặt ngay từ đầu, nhất là cuộc khủng hoảng tài chính đã có một ảnh hưởng xấu lên nền kinh tế lớn nhất thế giới.
“Thật khó có thể phủ nhận rằng, chúng tôi tốt hơn so với chúng tôi trong giai đoạn 2008-2009 khi tôi bước vào văn phòng. Chúng tôi đã gần như lao vào một cuộc suy thoái toàn cầu”, theo ông Obama, người đã bắt đầu nhiệm kỳ Tổng thống bằng việc vượt qua một dự luật kích thích kinh tế nhằm tái khởi động nền kinh tế và cung cấp một mạng lưới an toàn cho người thất nghiệp.
“Sự thật là chúng tôi đã bật ra khỏi cuộc khủng hoảng tài chính này nhanh hơn và hiệu quả hơn so với những gì đã xảy ra trong cuộc khủng hoảng tài chính lớn trước đó”, ông Obama nói thêm.
Ở trong nước, Tổng thống Mỹ cũng cung cấp các dịch vụ chăm sóc y tế cho 18 triệu người dân Mỹ với đạo luật Obamacare.
Đánh giá toàn cầu
Tuy nhiên về các vấn đề quốc tế, Tổng thống Mỹ Barack Obama có một đánh giá hỗn hợp.
Ông Obama ca ngợi Hội nghị khí hậu COP-21 và dành lời khen ngợi cho Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. “Chúng tôi sẽ không thể có được thỏa thuận khí hậu Paris nếu như Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và tôi không đồng ý làm việc cùng nhau, cũng như cam kết thực hiện một số thay đổi thực sự trong cách sản xuất năng lượng của hai nước phát thải khí carbon lớn nhất thế giới”.
Trái lại, ở Trung Đông và một số nơi khác vẫn còn những thách thức cần được giải quyết.
“Cuộc chiến tại Syria vẫn tiếp tục diễn ra và gây ra cuộc thảm họa nhân đạo khổng lồ. Chúng tôi vẫn còn đó những vấn đề lớn về mặt nhân quyền trên toàn thế giới. Chúng tôi vẫn còn vấn đề với đói nghèo”.
Ngoài ra, Tổng thống Mỹ cho hay, việc tìm kiếm một mối quan hệ lâu dài với Trung Quốc vẫn là một công việc đang tiến triển.
Đối với di sản của riêng mình, ông Obama khẳng định chỉ có thể đánh giá chúng trong tương lai. “Tôi nghĩ rằng, khi bạn đang ở giữa tất cả những vấn đề cần phải giải quyết, mọi người sẽ luôn tự hỏi: Tại sao nó vẫn chưa được thực hiện, chuyện gì đang xảy ra? Hãy trở lại với tôi sau 10 năm, 20 năm và tôi sẽ có thể cho bạn biết mọi việc ra sao”.
Lê Thảo (lược dịch từ CNA)
- Sử dụng thanh toán kỹ thuật số toàn cầu tăng mạnh giữa đại dịch (03/07)
- 'Cơn bão tài chính mới' liệu có ập tới các nước châu Á? (03/07)
- WHO phát cảnh báo "khẩn cấp" về đậu mùa khỉ (02/07)
- Mỹ nhấn mạnh vai trò của hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (02/07)
- Đông Nam Á và tiến trình chuyển đổi năng lượng sạch (02/07)
- Du lịch phục hồi - hàng không toàn cầu “đau đầu” vì thiếu nhân lực (02/07)
- Gạo - cứu cánh của châu Á (02/07)
- Lào thúc đẩy một đoạn trong tuyến đường sắt Lào-Việt Nam (02/07)
-
Sử dụng thanh toán kỹ thuật số toàn cầu tăng mạnh giữa đại dịch
- Sri Lanka ngừng cung cấp nhiên liệu cho các hoạt động không thiết yếu
- Sự lây nhiễm của đậu mùa khỉ đang “bị xem nhẹ”
- G7 công bố kế hoạch cơ sở hạ tầng 600 tỷ USD cho các nước nghèo
- Tăng cường tin cậy chính trị và hợp tác nghị viện giữa Việt Nam và Anh
- Khối thịnh vượng chung kêu gọi hành động về biến đổi khí hậu
-
EU thông qua kế hoạch cấm bán xe dùng động cơ đốt trong vào năm 2035
- World Bank: Tỷ lệ “nghèo học vấn” ở trẻ em trên toàn cầu đã tăng lên đến 70%
- Tăng cường tin cậy chính trị và hợp tác nghị viện giữa Việt Nam và Anh
- Việt Nam tăng 39 bậc chỉ số chất lượng sống tốt nhất thế giới
- Nhiều vấn đề nóng được thảo luận tại Hội nghị Thượng đỉnh G7
- Biến đổi khí hậu khiến năm 2022 trở nên nóng hơn, nhiều lũ lụt hơn