Thế giới

Ông Tedros Adhanom Ghebreyesus là ứng cử viên duy nhất cho chức vụ Tổng Giám đốc WHO

ClockThứ Tư, 26/01/2022 09:10
TTH.VN - Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus vừa được nhắc đến trong kết quả bỏ phiếu kín của ban điều hành tổ chức, trong đó chấp thuận đề cử ông là ứng cử viên duy nhất cho cuộc bầu chọn chức Tổng Giám đốc WHO dự kiến diễn ra vào tháng 5 tới.

WHO: Tiếp cận vaccine không công bằng là trở ngại trong chấm dứt đại dịchWHO: Thế giới bỏ lỡ hầu hết các mục tiêu về sức khỏe tâm thần năm 2020COVID-19: Các nước tập trung vào mục tiêu quốc gia khiến mục tiêu bao phủ vaccine toàn cầu chậm lạiTổng giám đốc WHO: "Tình hình ở Ấn Độ hơn cả đau lòng"WHO nhận định thế giới có thể kiểm soát đại dịch trong những tháng tới

Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus đã dành nhiều tâm huyết và hành động thiết thực trong suốt nhiệm kỳ lãnh đạo của mình. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN/Vietnam+

Tổng Giám đốc Tedros Adhanom Ghebreyesus chia sẻ, ông rất biết ơn về sự tín nhiệm, sau khi ban điều hành của WHO tổ chức cuộc bỏ phiếu kín và đề cử ông cho chức vụ cao quý này.

Tedros, một trong những nhân vật nổi tiếng nhất của trận chiến toàn cầu chống lại COVID-19, đã thừa nhận rằng nhiệm kỳ 5 năm đầu tiên của mình “đầy thử thách và khó khăn”, đồng thời khẳng định đó là “một vinh dự lớn” khi được tiếp tục trao cơ hội để đối mặt và đấu tranh với “trận chiến” này.

Kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát vào năm 2019, chuyên gia về sốt rét 56 tuổi này đã nhận được nhiều lời khen ngợi về cách chỉ đạo WHO vượt qua khủng hoảng.

Các nước châu Phi nói riêng đã rất hài lòng về sự quan tâm dành riêng cho khu vực này và chiến dịch mà Tổng Giám đốc Tedros Adhanom Ghebreyesus đã triển khai không ngừng nghỉ dành cho các quốc gia nghèo, với mục tiêu chia sẻ công bằng vaccine COVID-19 cho những ai cần nó.

Trong nhiệm kỳ thứ hai của mình, ông Tedros có khả năng sẽ chuyển tập trung nỗ lực cho nhiệm vụ cao cả là củng cố Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), nhất là khi những điểm yếu của tổ chức này đã lộ rõ khi đại dịch lây lan.

Nhiều quốc gia đang yêu cầu cải cách đáng kể, song mức độ và hình thức cải thiện cụ thể vẫn chưa được xác định.

Được biết, Tổng Giám đốc Tedros cũng đang kêu gọi triển khai một cuộc cải tổ lớn về tài chính của tổ chức WHO, qua đó cảnh báo rằng tổ chức hiện đang không đủ kinh phí để ứng phó với nhiều cuộc khủng hoảng mà tổ chức được yêu cầu ứng phó trên toàn cầu.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chuyên gia bày tỏ lo ngại về bệnh cúm gia cầm lây sang người

Sự lây lan toàn cầu đang diễn ra của các ca nhiễm “cúm gia cầm” sang động vật có vú trong đó có con người là một mối quan ngại lớn về sức khỏe cộng đồng, các chuyên gia y tế cấp cao của Liên hợp quốc (LHQ) ngày 18/4 cho biết, khi họ công bố các biện pháp mới nhằm giải quyết những bệnh lây truyền qua đường không khí.

Chuyên gia bày tỏ lo ngại về bệnh cúm gia cầm lây sang người
Hiệp ước đại dịch - Niềm tin về hỗ trợ sự sống

Các nước trên toàn thế giới đã dành 2 năm qua để soạn thảo một hiệp ước quốc tế về phòng ngừa, chuẩn bị và ứng phó với đại dịch. Nhưng hiện vẫn còn khá xa để đạt được đồng thuận về các vấn đề quan trọng như công bằng vaccine và giám sát mầm bệnh.

Hiệp ước đại dịch - Niềm tin về hỗ trợ sự sống
WHO gióng lên hồi chuông cảnh báo về bệnh viêm gan siêu vi

Được công bố tại Hội nghị thượng đỉnh về bệnh viêm gan thế giới (WHS) đang diễn ra từ ngày 9 - 11/4 tại thủ đô Lisbon, Bồ Đào Nha, báo cáo về bệnh viêm gan toàn cầu năm 2024 của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết, số ca tử vong do viêm gan siêu vi đang gia tăng.

WHO gióng lên hồi chuông cảnh báo về bệnh viêm gan siêu vi
Đàm phán hoàn tất “hiệp ước đại dịch” sẽ được nối lại vào tháng 4/2024

Các quốc gia thành viên của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã nhất trí nối lại các cuộc đàm phán nhằm hoàn tất một hiệp ước về đại dịch trong thời gian từ ngày 29/4 - 10/5 tới đây. Quyết định này được đưa ra sau 2 tuần thảo luận chuyên sâu do các quốc gia chủ trì về những chủ đề quan trọng nhằm giúp tất cả các quốc gia trên thế giới chuẩn bị tốt hơn, cũng như có khả năng ứng phó một cách hiệu quả và công bằng trước các đại dịch trong tương lai.

Đàm phán hoàn tất “hiệp ước đại dịch” sẽ được nối lại vào tháng 4 2024
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu để theo dõi các chủng virus corona

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa ra mắt một mạng lưới mới về các chủng virus corona, CoViNet, để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm và chính xác về SARS-CoV-2, MERS-CoV, cũng như các chủng virus corona mới, có tầm quan trọng đối với sức khỏe cộng đồng.

WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu để theo dõi các chủng virus corona
Return to top