Thế giới

OPCW khẳng định phe nổi dậy Syria sử dụng vũ khí hóa học

ClockThứ Sáu, 06/11/2015 06:55
TTH.VN - Tổ chức Cấm vũ khí hóa học (OPCW) ngày 5/11 khẳng định, khí mù tạt đã được các phiến quân Syria sử dụng trong một cuộc chiến từ nhiều tháng trước.

Chất khí chết người đã được sử dụng tại thị trấn Marea ở tỉnh Aleppo vào ngày 21/8, một nguồn tin từ OPCW nói với tờ báo AFP. “Chúng tôi đã xác định được sự thật, nhưng vẫn chưa xác định được người chịu trách nhiệm”, nguồn tin cho biết thêm.

Phe nổi dậy Syria chiến đấu với IS tại thị trấn Marea, tỉnh Aleppo. Ảnh: Reuters

Những cáo buộc cho rằng các chiến binh sử dụng vũ khí hóa học đang gia tăng trong những tháng gần đây ở cả Iraq và Syria.

Tổ chức Bác sĩ không biên giới (MSF) khẳng định, họ đã điều trị cho 4 thường dân trong cùng một gia đình. Các bệnh nhân này cho hay, một loại khí màu vàng đã bao trùm phòng khách và sau đó lan rộng ra khắp ngôi nhà của họ.

Được biết, khí mù tạt, chất độc còn được biết đến là mù tạt lưu huỳnh có khả năng gây ra những vết bỏng hóa học trên da, mắt và phổi. Khí mù tạt có thể gây chết người, làm nạn nhân nhiễm độc bị tàn tật, mắc bệnh ung thư hoặc bị mù vĩnh viễn. Chất độc hóa học này có thể tồn tại trong môi trường suốt nhiều ngày, thậm chí trong nhiều tuần.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh dịch Mỹ, chất độc mà lực lượng nổi dậy Syria sử dụng trong cuộc tấn công hôm 21/8 có khả năng bốc hơi nhanh, dễ hòa tan vào nước và có thể nhiễm vào thực phẩm, áo quần.

Trước đó, các chuyên gia từ OPCW là một phần trong nhóm thanh sát viên của Liên Hợp Quốc đã thu thập bằng chứng tại hiện trường vụ tấn công hôm 21/8.

Thanh Ngân (lược dịch từ Reuters & AFP)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận
Liên kết hữu ích

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giá lương thực toàn cầu dự báo giảm trong năm 2024

Theo dự báo của hãng tư vấn kinh tế Oxford Economics, giá hàng hóa thực phẩm thế giới sẽ ghi nhận sự sụt giảm trong năm nay, làm giảm áp lực lên giá bán lẻ thực phẩm. Động lực chính đằng sau sự sụt giảm này là “nguồn cung dồi dào” đối với nhiều loại cây trồng quan trọng, đặc biệt là lúa mì và ngô.

Giá lương thực toàn cầu dự báo giảm trong năm 2024
Châu Phi cần 277 tỷ USD/năm để thích ứng với khí hậu

Tham dự một hội nghị cấp cao về tài chính khí hậu, Chủ tịch nhóm Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB) Akinwumi Adesina vừa lên tiếng kêu gọi hành động khẩn cấp khi biến đổi khí hậu tiếp tục tàn phá nhiều quốc gia châu Phi.

Châu Phi cần 277 tỷ USD năm để thích ứng với khí hậu
Tổ chức Lao động quốc tế (ILO):
Người lao động thế giới ngày càng gặp rủi ro do biến đổi khí hậu

Hơn 70% lực lượng lao động toàn cầu phải đối mặt với những rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu khiến hàng trăm nghìn người thiệt mạng mỗi năm, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) ngày 22/4 cho biết; đồng thời lưu ý, các chính phủ sẽ cần phải hành động khi những con số tăng lên.

Người lao động thế giới ngày càng gặp rủi ro do biến đổi khí hậu
175 quốc gia đàm phán về hiệp ước toàn cầu chống ô nhiễm nhựa

Các nhà đàm phán từ 175 quốc gia sẽ nhóm họp từ ngày 23 - 29/4 tại thủ đô Ottawa của Canada để đưa ra một hiệp ước toàn cầu mang tính ràng buộc nhằm chấm dứt vấn đề ô nhiễm nhựa, với nhiều điểm vướng mắc cần được giải quyết, 5 tháng sau khi vòng đàm phán gần đây nhất được tổ chức ở Kenya.

175 quốc gia đàm phán về hiệp ước toàn cầu chống ô nhiễm nhựa
Return to top