ClockChủ Nhật, 08/03/2015 07:16

Phải biết cân bằng

TTH - Sử dụng quỹ thời gian một cách hợp lý để hài hòa giữa công việc và gia đình là cách mà chị Đặng Thị Thùy Dương, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Volga Việt Nga, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Doanh nhân nữ Thừa Thiên Huế, Phó Chủ tịch Hội Doanh nghiệp tỉnh và là Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt - Nga lựa chọn để làm tròn vai của mình.

Chị Đặng Thị Thùy Dương (giữa) tặng quà cho người nghèo trong dịp tết vừa qua

Luôn nỗ lực

Quê Quảng Bình, vào Huế sống từ nhỏ, năm 1982, chị Đặng Thị Thùy Dương sang Nga theo chương trình hợp tác quốc tế giữa Việt Nam và Liên Xô lúc bấy giờ. Với bản tính năng động, nhiệt tình chị được bầu làm Bí thư Đoàn chuyên trách của Việt Nam tại Krasnodar Nga. Ở đó, chị đã tổ chức nhiều diễn đàn giáo dục thanh niên như “Thế nào là tình yêu chân chính”, “Xây dựng tập thể xã hội chủ nghĩa”... Năm 1986, chị vinh dự được đứng vào hàng ngũ của Đảng Cộng sản Việt Nam tại Nga, lúc tròn 22 tuổi. Hết thời hạn làm việc tại Nga, chị trở về Huế lập gia đình và bắt đầu gây dựng sự nghiệp kinh doanh khách sạn và thiết kế tour du lịch trong nước và quốc tế.

Năm 2002, nhận thấy lực lượng lao động có nhu cầu tìm việc làm tại địa phương rất lớn, chị đã phối hợp với Công ty cổ phần Traenco thuộc Bộ Giao thông vận tải tổ chức tư vấn tuyển chọn lao động đi xuất khẩu tại Nhật Bản. Mục đích lớn nhất của chị là đưa được nhiều người sang Nhật lao động để họ nâng cao thu nhập, tác phong làm việc trong môi trường công nghiệp hiện đại. Để làm được điều đó, bản thân chị đã về các vùng sâu vùng xa để tư vấn tuyển dụng lao động. Dù kết quả ban đầu không như mong muốn, nhưng chị vẫn kiên trì theo đuổi. Chị chia sẻ: “Qua các chuyến đi, tôi nhận thấy ở các vùng quê còn rất khó khăn, nhiều thanh niên thiếu việc làm. Nhưng do một số đơn vị làm công tác tuyển dụng lao động không tốt, khiến người dân mất lòng tin, không mặn mà đi xuất khẩu lao động”. Từ đó, chị đổi mới hình thức tuyển dụng, tạo niềm tin cho người lao động. Những người chị giới thiệu đi xuất khẩu lao động tại Nhật, sau 3 năm trở về nước mỗi người tích cóp được từ 700 đến 800 triệu đồng. Nhiều lao động có trình độ tiếng Nhật tốt, tay nghề giỏi được các nhà máy của Nhật đầu tư tại Việt Nam nhận vào làm với mức lương cao. Hiện nay, công ty chị đã giới thiệu hơn 300 lao động Thừa Thiên Huế sang Nhật lao động, với mức thu nhập từ 20-30 triệu đồng/ tháng. Từ năm 2008, chị đã trực tiếp làm việc với các trường tại Nhật đưa các học sinh tốt nghiệp lớp 12, trung cấp, cao đẳng, đại học sang Nhật du học theo hình thức vừa học vừa làm.

Không chỉ làm tốt công tác điều hành quản lý Công ty TNHH Volga Việt Nga, chị Dương còn làm tròn vai trò Chủ nhiệm Câu lạc bộ Doanh nhân nữ Thừa Thiên Huế, Phó Chủ tịch Hội Doanh nghiệp tỉnh và Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt - Nga. Chị đã phối hợp tổ chức nhiều hội thảo kết nối các doanh nghiệp với ngân hàng, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp liên kết với nhau trong sản xuất, kinh doanh. Tham gia tích cực vào các chương trình giải quyết việc làm xóa đói giảm nghèo cho lao động, quyên góp từ thiện, tặng quà cho các em nhỏ bị chất độc da cam; hàng tuần tổ chức gặp mặt giao lưu các thành viên trong câu lạc bộ nữ doanh nhân để trao đổi kinh nghiệm vừa làm tốt công việc kinh doanh, vừa chăm lo tốt gia đình.

Phải biết cân bằng

Với quan niệm thành công trong lĩnh vực kinh doanh đối với một phụ nữ là chưa đủ, nên chị luôn tìm cách sử dụng quỹ thời gian hợp lý làm tròn bổn phận của người vợ, người mẹ. “Rất may mắn là chưa khi nào tôi phải lựa chọn một trong hai vai trò này vì tôi có một hậu phương vững chắc. Chồng và những đứa con ngoan luôn luôn ủng hộ tôi trong công việc”, chị chia sẻ.

Nói về những khó khăn và thuận lợi của phụ nữ khi làm kinh doanh, chị Dương nhận xét: “Phụ nữ ngày nay được bình đẳng với nam giới, được tạo điều kiện để phát triển năng lực, thử sức ở hầu hết các lĩnh vực và có cơ hội khẳng định bản thân. Trong hoạt động kinh doanh, tính chu đáo, cẩn thận, chặt chẽ và nhạy cảm là lợi thế đặc trưng của phụ nữ, giúp chúng tôi thuận lợi khi xem xét, đánh giá, phân tích vấn đề một cách sâu sắc, chi tiết. Tuy nhiên, khó khăn cũng không phải là ít khi phải cân bằng được thời gian để thực hiện thiên chức sinh con và nuôi dạy con. Vì vậy, mình luôn phải xác định khi nào nên chú trọng vào công việc và khi nào nên tập trung cho gia đình”. Chị Dương tâm sự: “Có giai đoạn tôi toàn tâm toàn ý cho sự nghiệp thì cũng có lúc dành trọn vẹn cho gia đình. Để bù lại những ngày trong tuần bận rộn với công việc kinh doanh, thời gian cuối tuần tôi luôn dành cho gia đình”.

Bài, ảnh: Hải Thuận
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhiều mô hình hay

Bằng những cách làm sáng tạo trong thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo”, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Quảng Điền đã huy động được sự vào cuộc, tham gia hưởng ứng tích cực của cán bộ, hội viên và các tầng lớp nhân dân xây dựng nhiều mô hình, chương trình hỗ trợ, đỡ đầu cho trẻ em, phụ nữ có hoàn cảnh yếu thế trong xã hội.

Nhiều mô hình hay
Chăm lo đời sống hội viên

Hội viên khó khăn có nguồn lực vươn lên, hội viên nghèo luôn nhận được sự giúp đỡ, quan tâm. Đó là kết quả mà Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Quảng Phú (huyện Quảng Điền) đã và đang có được nhờ những cách làm hay như xây dựng các nguồn quỹ, kết nối các mạnh thường quân để kịp thời giúp đỡ, đồng hành cùng hội viên.

Chăm lo đời sống hội viên
Tránh mắc vào cạm bẫy

Để mỗi phụ nữ, trẻ em, nhất là phụ nữ vùng cao, biên giới không là nạn nhân của vấn nạn buôn bán người, bóc lột sức lao động, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức để phụ nữ tự bảo vệ mình trước những nguy cơ, vấn nạn đó.

Tránh mắc vào cạm bẫy

TIN MỚI

Return to top