ClockThứ Hai, 12/01/2015 12:58

Phải biết cười

TTH - - Đố ông biết vì sao người Nhật hiện nay lại có tuổi thọ cao như vậy. Việt Nam chỉ “thất thập” đã được gọi là “cổ lai hy” thì các cụ ông, cụ bà bên Nhật thọ trên 100 tuổi là chuyện thường-Câu chuyện được đặt ra trên bàn trà.

- Chắc do người ta giàu có, ăn sung mặc sướng nên sống lâu.

- Không. Là do người ta ăn sạch. Họ kỹ đến mức sang Việt Nam đặt mua từng cái trứng cút, từng quả xoài, từng quả thanh long…Phải trồng, hái, bảo quản theo tiêu chuẩn này, tiêu chuẩn kia. Sạch một “chăm phần chăm”. Quả trứng cút thì lòng đỏ phải đỏ đủ độ, chứ vàng một tý cũng không mua. Họ chăm bẳm sức khỏe người dân của mình tốt đến rứa nên không khỏe, không thọ lâu mới lạ.
- E cũng có lý nhưng chưa đủ. Người Nhật sống tốt có lẽ do họ hay cười. Như mấy chuyên gia Nhật sang Huế giúp làm gốm ở làng cổ Phước Tích của ta đó. Đi giúp người khác, giúp không công mà cười nhiệt tình. Cười hoan hỉ. Cười từ đầu đến cuối. Cười không biết mỏi miệng. Hèn chi mà sống lâu bởi cha ông xưa nói rồi: Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ.
- Nụ cười đúng là tốt như vậy, lại không mất tiền mua mà sao dân xứ mình tiết kiệm nụ cười qúa. Đến chỗ càng quan trọng, càng cần kíp, càng hiếm nụ cười.
- Mà nụ cười đâu chỉ tốt cho sức khỏe. Nó còn là chất bôi trơn cho cả sự phát triển của mỗi địa phương, mỗi quốc gia. Khi người ta cười nhiều, tức là người ta hài lòng với cuộc sống, hài lòng với công việc, nên ra sức cống hiến.
- Ừ ha. Cho nên bước sang năm 2015 này, một khẩu hiệu được đưa ra cho các công sở, cơ quan là phải thân thiện. Phải cười nhiều hơn.
- Thậm chí một vị lãnh đạo ở Đồng Tháp, đã nói cứng là: Nếu công chức nào không biết cười thì đi làm việc khác. Cán bộ công chức phải ý thức rằng mình phục vụ dân vô điều kiện, phải biết cười, niềm nở, tận tâm, tận tụy.
- Sáng kiến hay. Nhưng với thực trạng của chúng ta hiện nay, muốn cười được, không khéo phải gắn camera giám sát, nhắc nhở.
Kim Oanh
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Thừa Thiên Huế - Hành trình và khát vọng”

Đó là chủ đề của Trại sáng tác văn học, nghệ thuật do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp với Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật tỉnh khai mạc sáng 15/4 tại làng cổ Phước Tích, xã Phong Hòa (Phong Điền).

“Thừa Thiên Huế - Hành trình và khát vọng”
Ba luôn ở bên con

Một sớm mùa thu, tôi rẽ sương cũng mẹ đi vào lối vắng. Ở nơi đây, cảnh vật thường xuyên thay đổi, dù một năm mẹ con tôi đến những bốn, năm lần. Sự thay đổi ấy ứng với từng mùa, khi những hàng cây thi nhau lột xác, lũ chim chóc thay lời ca tiếng hát, mây trời và làn nước cũng thường biến đổi sắc màu theo từng tháng năm. Ở nơi đó, bên một dòng sông nhỏ có một khoảnh đất là nơi yên nghỉ của ba tôi. Thời gian thấm thoắt thoi đưa, thoáng chốc ngày ba từ giã cõi đời cũng đã ngót nghét gần mười năm. Mười năm đó, từ nỗi đau tận cùng đến đau đáu khôn nguôi, trong mẹ con tôi đã chuyển thành tĩnh lặng thương yêu.

Ba luôn ở bên con
Từ chuyến phượt khám phá làng Vân...

Gần đây, phượt trở thành trào lưu và sở thích của rất đông bạn trẻ. Xu hướng phượt không đơn thuần chỉ là trải nghiệm các cung đường khó hay khám phá văn hóa, vùng đất nơi mình đến mà còn kết hợp Teambuilding (xây dựng đội nhóm), các kỹ năng sinh tồn, đôi khi lồng ghép thêm hoạt động thiện nguyện.

Từ chuyến phượt khám phá làng Vân
Lão ngư kể chuyện đi biển

Những kinh nghiệm đi biển "xương máu" được truyền đời trong các gia đình ngư dân. Khi chưa có máy móc hiện đại, kinh nghiệm sóng nước là cứu cánh sinh kế của họ.

Lão ngư kể chuyện đi biển
Return to top