ClockThứ Tư, 09/07/2014 13:35

Phải có chế tài hữu hiệu

TTH - Đã có rất nhiều ý kiến, diễn đàn, hội thảo, hội nghị... bàn về việc xây dựng một môi trường du lịch trong sạch, lành mạnh, xem đó như một giải pháp căn cơ để phát triển ngành công nghiệp không khói một cách bền vững. Tuy nhiên, nếu gọi tình trạng ứng xử tùy tiện với giá (bao gồm giá phòng lưu trú, giá các dịch vụ, ăn uống, quà lưu niệm...), đeo bám, nhũng nhiễu, cò mồi khách du lịch là những tác động gây tổn hại đến chất lượng và hình ảnh của một điểm đến an toàn, thân thiện thì có thể nói rằng, môi trường du lịch của chúng ta vẫn còn nhiều khói bụi...

 

Giải quyết tình trạng này như thế nào, cần sự vào cuộc, vai trò của các cơ quan chức năng và sự phối hợp của chính quyền địa phương các cấp đến đâu cũng là điều được thảo luận trong rất nhiều phiên. Chỉ thị số 10/CT – UBND do Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Cao ký ngày 6/3/2014 cũng đã yêu cầu thủ trưởng các sở, ban ngành, đoàn thể và chủ tịch các huyện, thị xã...trên địa bàn nghiêm túc thực hiện QĐ số 1218/2008 của UBND tỉnh về việc ban hành quy chế đảm bảo trật tự, trị an, vệ sinh môi trường tại các điểm tham quan du lịch, thương mại, khu vui chơi giải trí và khu vực công cộng. Theo đó, có đến 11 yêu cầu cụ thể cho các sở từ Văn hóa, Thể thao và du lịch, Giao thông vận tải, Công thương, Lao động, Thương binh và xã hội, Y tế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, chính quyền các huyện, thị xã, thành phố Huế đến Công an tỉnh, Hiệp hội Du lịch, các cơ quan thông tin truyền thông nhằm phối hợp, tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm trên lĩnh vực hoạt động này cũng như đẩy mạnh công tác tuyên truyền để chấn chỉnh những tồn tại hiện hữu một cách kiên quyết, trên cơ sở đó xây dựng lại hình ảnh và chất lượng của một vùng đất văn hóa – di sản. Đây cũng là một vấn đề được đặt ra tại Hội nghị Tỉnh ủy lần thứ 16 (khóa XIV) vừa qua.

Tuy nhiên, một thực tế cũng hiện hữu khác là các hoạt động làm giảm giá trị của điểm đến, thậm chí gây bất bình, làm vơi vớt tâm lý và sự tin cậy của du khách khi đến Huế chỉ được thực hiện có hiệu quả trong các dịp lễ hội, sự kiện lớn diễn ra trên địa bàn; hoặc chỉ khi các đội làm việc liên ngành ra quân tại các điểm tham quan trong một thời điểm nào đó, rồi sau đó, mọi việc lại đâu vào đấy. Vấn đề đặt ra ở đây là tại sao và phải phải chăng, việc chấn chỉnh các tồn tại vẫn chỉ là các giải pháp mang tính tình thế, đối phó? Nhiều ý kiến cho rằng, cũng với sự phối hợp đồng bộ của các cơ quan chức năng; những cuộc kiểm tra giám sát, chấn chỉnh tình hình ngay tại các điểm tham quan để lập lại trật tự, cần có cơ quan được giao nhiệm vụ chính với những chế tài hữu hiệu, đủ để răn đe và xử phạt với các trường hợp vi phạm và cao hơn với việc tái vi phạm ở nhiều hình thức khác nhau. Đây là việc cần được thực hiện như một công tác thường xuyên ở một thành phố văn hóa du lịch.
Lê Nguyễn An Bình
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cần giải pháp để giảm thiểu thiệt hại do tai nạn giao thông

Ngày 19/4, Trung tướng Nguyễn Minh Đức, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội làm trưởng đoàn công tác đã khảo sát thực tế nút giao cao tốc Cam Lộ - La Sơn đoạn qua địa bàn huyện Phong Điền; sau đó làm việc với UBND tỉnh về việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Đường bộ và Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Cần giải pháp để giảm thiểu thiệt hại do tai nạn giao thông
Cần tiên lượng thời hạn giải quyết dứt điểm kiến nghị của công dân

Ngày 17/4, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương; UVTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân; Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế, Đại biểu Quốc hội tỉnh Phạm Như Hiệp có buổi tiếp công dân định kỳ tháng 4.

Cần tiên lượng thời hạn giải quyết dứt điểm kiến nghị của công dân
Return to top