ClockChủ Nhật, 07/09/2014 03:33

Phải hoàn tất các thủ tục cho vay trong tháng 9/2014

TTH.VN - Đó là yêu cầu của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trường Lưu tại hộinghị triển khai Nghị định 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản vào sáng 6/9.


Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trường Lưu chủ trì hội nghị

Theo ông Nguyễn Quang Vinh Bình, Chi cục trưởng Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh, ngay sau khi Nghị định ban hành (ngày 7/7/2014), Chi cục và các địa phương rà soát, đánh giá kết cấu hạ tầng các cảng cá, khu neo đậu tàu thuyền, tránh trú bão và các cơ sở đóng mới, sửa chữa, cải hoán tàu trên địa bàn tỉnh; đồng thời đề xuất các giải pháp nâng cấp, duy tu, sửa chữa nhằm đáp ứng yêu cầu đóng mới tàu, cung cấp dịch vụ hậu cần khi số lượng tàu đánh bắt xa bờ tăng lên. Hạ tầng các vùng nuôi trồng, sản xuất giống thủy sản cũng được kiểm tra, rà soát nhằm xác định các dự án ưu tiên đầu tư trong năm 2015.

Tuy nhiên, trong việc triển khai Nghị định 67, đến nay chưa có hướng dẫn tiêu chí lựa chọn tổ chức, cá nhân vay đóng mới, nâng cấp tàu cá. Các cơ sở đóng mới, sửa chữa tàu cá trên địa bàn tỉnh chưa đáp ứng yêu cầu, như thiếu mặt bằng, thiết bị máy móc còn hạn chế. Cơ sở hạ tầng cảng cá Thuận An chưa đáp ứng việc neo đậu, cung ứng dịch vụ hậu cần khi số lượng tàu tăng; cảng cá Tư Hiền chưa được nâng cấp, nạo vét luồng lạch. Hầu hết các chủ tàu hoạt động trên cơ sở thỏa thuận, chưa được hình thành trên cơ sở quy định, nghị định, thông tư, hướng dẫn của các bộ, ngành Trung ương.

Tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trường Lưu đề nghị 2 huyện Phú Lộc và Phú Vang rà soát lại kết cấu hạ tầng tại các âu thuyền, cảng cá, luồng lạch; các địa phương nuôi trồng thủy sản rà soát kết cấu hạ tầng, đề xuất Trung ương đầu tư xây dựng, nâng cấp nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển, nâng cao hiệu quả nuôi trồng. Các ban ngành, địa phương thường xuyên tổ chức nạo vét luồng lạch tại các cảng cá, khu neo đậu tàu thuyền. Sắp đến, tỉnh sẽ chỉ đạo tháo dỡ đoạn giữa cầu Thuận An cũ nhằm đảm bảo cho tàu thuyền đi lại thuận lợi; đẩy nhanh việc lập dự án mở rộng cảng cá Thuận An.

Về chính sách hỗ trợ phát triển thủy sản, bà con ngư dân cần nghiên cứu kỹ Nghị định 67, làm các thủ tục đăng ký vay vốn phải đảm bảo yêu cầu về kinh nghiệm đánh bắt xa bờ và một phần vốn tự có; các ngân hàng thống nhất hồ sơ mẫu đồng thời cùng ngành nông nghiệp phối hợp với các cơ quan chức năng sớm chuyển giao vốn vay đến với ngư dân; các ban ngành cần hướng dẫn cho ngư dân một số chính sách hỗ trợ vốn lưu động cho hậu cần nghề cá, cải hoán, bảo hiểm tàu; các cơ sở đóng tàu phải được tạo điều kiện mở rộng diện tích, đầu tư trang thiết bị đảm bảo nhu cầu đóng mới, cải hoán tàu…

Tin, ảnh: Hoàng Triều
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phối hợp tuyên truyền biển, đảo có chiều sâu và sức lan tỏa

Ngày 27/3, tại thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị, Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân phối hợp Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Trị tổ chức sơ kết công tác phối hợp tuyên truyền biển đảo năm 2023 giữa Vùng 3 Hải quân với Ban Tuyên giáo các địa phương: Đà Nẵng, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.

Phối hợp tuyên truyền biển, đảo có chiều sâu và sức lan tỏa
Đấu tranh phòng, chống các hoạt động vi phạm giã cào, sai tuyến

Ngày 27/3, tại Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh, UBND tỉnh tổ chức hội nghị sơ kết công tác tuần tra phòng, chống tàu giã cào khai thác thủy sản trái phép trên vùng biển ven bờ năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024. Ông Hoàng Hải Minh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.

Đấu tranh phòng, chống các hoạt động vi phạm giã cào, sai tuyến
Thiết thực chương trình "Tháng 3 biên giới"

Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh phối hợp với Siêu thị Co.opmart tổ chức chương trình "Tháng 3 biên giới – Biên cương Tổ quốc năm 2024" tại địa bàn xã Lâm Đớt, huyện A Lưới (Việt Nam) và bản Tà Vàng, huyện Kà Lừm, tỉnh Sê Kông (Lào).

Thiết thực chương trình Tháng 3 biên giới
Lúa đã xanh trên những triền đồi

Hạt thóc gieo xuống sườn đồi đã không còn lặng im chờ nắng gió để lên xanh. Những miệng ăn trong nhà không còn trông ngóng vào những gùi củi, gùi măng hái trên rừng về lúc chiều muộn. Đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng cao A Lưới giờ đã biết làm ăn, xây dựng nhiều mô hình kinh tế hiệu quả, dần dần thoát khỏi cuộc sống thiếu thốn ngày cũ. Đồng hành cùng với bà con dân bản tạo nên đổi thay ấy, có sự tận tâm tận lực của những người lính nơi biên cương.

Lúa đã xanh trên những triền đồi
Return to top