Y tế - Sức khỏe Y tế - Sức khỏe
Phải kiên trì, nỗ lực để cai nghiện thuốc lá
TTH - Đó là lời khuyên của TS.BS.NGƯT Nguyễn Nam Hùng, Giám đốc Sở Y tế, Phó trưởng ban chỉ đạo Phòng, chống tác hại thuốc lá tỉnh xung quanh việc cai nghiện thuốc lá.
Theo ông Hùng, ngoài cơ chế gây nghiện, ngày nay, giới chuyên môn đã có thêm nhiều bằng chứng khoa học xác định nghiện thuốc lá cũng là một bệnh, chứ không chỉ đơn thuần là một thói quen.
TS.BS.NGƯT Nguyễn Nam Hùng
Có nhiều người tự cai nghiện thuốc lá bằng nhiều cách nhưng thất bại. Nguyên nhân nào khiến người cai nghiện khó bỏ thuốc lá?
Theo nghiên cứu, chất nicotine trong thuốc lá khiến người hút bị nghiện, rồi dần dần bị lệ thuộc. Chỉ 7 giây sau khi hút thuốc lá, nicotine đã có tác dụng hưng phấn lên vỏ não và được não bộ ghi nhớ. Khi trạng thái hưng phấn qua đi, lượng nicotine dần bị thiếu hụt, lúc này, não bộ sẽ kích thích gây cảm giác thèm thuốc lá, buộc người nghiện hút điếu tiếp theo. Và một khi nghiện thì rất khó bỏ. Nghiện nicotine cũng khó từ bỏ không thua kém nghiện heroin.
Có người cho rằng, rất khó cai thuốc lá vì ngưng hút lại tăng cân, tăng huyết áp và tăng cả đường máu. Ông có lời khuyên nào cho những người ở trường hợp này?
Hoàn toàn có thể cai thuốc lá mà không tăng cân (hoặc tăng rất ít). Cai thuốc lá gây thèm ăn và ăn nhiều hơn, lý do là nicotine trong thuốc lá có tác dụng gây tăng đường huyết làm giảm cảm giác đói, bây giờ không còn nữa làm cảm giác đói xuất hiện trở lại; hơn nữa, khi cai thuốc lá các tế bào thần kinh vị giác, khứu giác hoạt động tốt hơn làm người cai thuốc lá thấy thức ăn ngon miệng hơn, dẫn đến dễ tăng cân. Tuy nhiên, có thể vận động thể dục hoặc có thể dùng các thuốc hỗ trợ cai thuốc.
Điều mà rất nhiều người cai nghiện thuốc lá băn khoăn là nên giảm từ từ số lượng thuốc hút trong ngày hay bỏ ngay lập tức việc hút thuốc lá, thưa ông?
Nghiện thuốc lá là một trong những nguyên nhân dẫn đến tử vong rất cao
Cai thuốc lá bằng cách giảm từ từ số lượng không phải là cách tốt. Thay vào đó, cai thuốc lá hoàn toàn, lập tức để khẳng định quyết tâm của người cai thuốc lá, còn là biện pháp duy nhất để cắt đứt cơ chế gây nghiện. Tuy nhiên, việc giảm từ từ số lượng điếu thuốc lá có thể tiến hành trong một giai đọan ngắn 1 đến 2 tuần, trong thời gian chờ thuốc hỗ trợ cai nghiện thuốc lá phát huy tác dụng.
Một vấn đề mà những người bắt đầu cai nghiện thuốc lá hay gặp phải là hội chứng cai nghiện. Ông có lời khuyên gì để giúp người bệnh vượt qua khó khăn này?
Cai thuốc lá hoàn toàn, lập tức có thể dẫn đến thiếu nicotine đột ngột trong máu làm xuất hiện hội chứng cai nghiện thuốc lá: cáu gắt, bứt rứt, mất ngủ… Hội chứng cai thuốc lá không kéo dài mãi, thông thường sẽ xuất hiện ngay từ 24 giờ sau cai thuốc lá nặng, lên trong 1 tuần đầu tiên và giảm dần trong thời gian 4 – 6 tuần sau cai thuốc lá. Có thể vượt qua được giai đoạn này với một chút “chịu đựng”, “nỗ lực”.
Ngoài cách tự cai thuốc lá lâu nay là bỏ từ từ, hiện nay y học đã có phát minh hay sáng chế nào giúp người cai nghiện từ bỏ dứt điểm?
Khoa học ngày nay đã tìm ra các phương pháp hỗ trợ hiệu quả, tuy nhiên không thể thay thế cho quyết tâm của người cai.
Thuốc điều trị cai nghiện thuốc lá chỉ định chủ yếu cho trường hợp nghiện thực thể từ trung bình đến nặng. Trong cai nghiện thuốc lá, thuốc điều trị là rất có ích nhưng không thay thế được cho tư vấn điều trị. Thuốc điều trị nên được dùng phối hợp với tư vấn điều trị để đảm bảo hiệu quả.
Thuốc là là nguyên nhân hàng đầu gây ra tử vong Thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây ra tử vong ở nam giới Việt Nam, với gần 11% tổng số ca tử vong ở nam là do các bệnh liên quan đến thuốc lá. Kết quả điều tra tình hình sử dụng thuốc lá ở người trưởng thành tại Việt Nam năm 2015 cho thấy giảm so với năm 2010 từ 23,8% xuống 22,5%. |
PHAN THÀNH
- Sáng 6/3, có 7 ca mắc COVID-19, riêng Hải Dương đã 6 ca (06/03)
- Phong Điền thu 133 đơn vị máu trong lần hiến máu đợt 2-2021 (05/03)
- Ngày 8/3 sẽ bắt đầu tiêm vắcxin phòng COVID-19 tại Việt Nam (05/03)
- Sáng 5/3, bắt đầu tuyển tình nguyện viên thử nghiệm vắc xin 'Made in Vietnam' thứ 2 (05/03)
- Trường đại học Y - Dược xét nghiệm sàng lọc COVID-19 cho tất cả sinh viên ngoại tỉnh (05/03)
- Đến sáng 4/3, Việt Nam còn 51.572 người đang cách ly phòng dịch COVID-19 (04/03)
- Không để vì chống dịch mà ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh (03/03)
- Sáng 3/3, Việt Nam thêm 3 ca mắc mới COVID-19, đều là ca nhập cảnh (03/03)
-
Sáng 6/3, có 7 ca mắc COVID-19, riêng Hải Dương đã 6 ca
- Ngày 8/3 sẽ bắt đầu tiêm vắcxin phòng COVID-19 tại Việt Nam
- Sáng 5/3, bắt đầu tuyển tình nguyện viên thử nghiệm vắc xin 'Made in Vietnam' thứ 2
- Trường đại học Y - Dược xét nghiệm sàng lọc COVID-19 cho tất cả sinh viên ngoại tỉnh
- Xét nghiệm sàng lọc COVID-19 cho sinh viên Đại học Huế trở lại học tập
- Nghị quyết của Chính phủ về mua và sử dụng vaccine phòng COVID-19
- Nỗ lực khống chế, không để dịch COVID-19 xuất hiện trên địa bàn
- Đại học Huế sẵn sàng công tác xét nghiệm sàng lọc COVID-19 cho sinh viên
- Sáng nay 26/2, Việt Nam thử nghiệm lâm sàng vắc xin COVID-19 giai đoạn 2
- Sáng 21/2, không ca mắc COVID-19, gần 83% bệnh nhân không có biểu hiện lâm sàng
-
Góp sức để xây dựng Thừa Thiên Huế thành trung tâm y tế chuyên sâu của cả nước
- Những bóng hồng “lì đòn”
- Trường đại học Y - Dược xét nghiệm sàng lọc COVID-19 cho tất cả sinh viên ngoại tỉnh
- Xét nghiệm sàng lọc COVID-19 cho sinh viên Đại học Huế trở lại học tập
- Hải Dương giải thể Bệnh viện dã chiến số 1
- Sẵn sàng các kịch bản cho giai đoạn tiếp theo
- Sáng 28/2 không có ca mắc mới COVID-19, 182 bệnh nhân âm tính với SARS-CoV-2
- Dán 100 tờ thông báo tuyên truyền về phòng, chống dịch COVID-19
- Thủ tướng: Tổ chức tiêm vắcxin ngừa COVID-19 kịp thời hơn nữa
- Không để vì chống dịch mà ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh
-
Sáng 6/3, có 7 ca mắc COVID-19, riêng Hải Dương đã 6 ca
- Ngày 8/3 sẽ bắt đầu tiêm vắcxin phòng COVID-19 tại Việt Nam
- Sáng 5/3, bắt đầu tuyển tình nguyện viên thử nghiệm vắc xin 'Made in Vietnam' thứ 2
- Trường đại học Y - Dược xét nghiệm sàng lọc COVID-19 cho tất cả sinh viên ngoại tỉnh
- Hải Dương giải thể Bệnh viện dã chiến số 1