ClockChủ Nhật, 18/07/2021 11:53

Phải lựa chọn mục tiêu ưu tiên

Hỗ trợ công tác phòng chống dịch COVID-19

5,64% là tỷ lệ tăng trưởng GDP cả nước 6 tháng đầu năm, được Tổng cục Thống kê công bố vào cuối tháng 6/2021. Tỷ lệ này cao hơn tốc độ tăng 1,82% của 6 tháng đầu năm 2020 nhưng thấp hơn tốc độ tăng cùng kỳ năm 2018 và 2019. So với 2 kịch bản kinh tế đặt ra trước đó là cả năm tăng 6% và 6,5%, ít nhất có 4 con số phải đạt được trong quý 3, quý 4. Đó là phải đạt tăng trưởng 6,2% và 6,5%, hoặc từ 7% đến 7,5% (5,64% cũng là GRDP 6 tháng đầu năm 2021 của Thừa Thiên Huế). 

CB-CNV-NLĐ Công ty CP Cấp nước Thừa Thiên Huế tiêm vắc-xin ngừa COVID-19

Cho đến thời điểm này, COVID-19 vẫn là một thách thức lớn và là tác động lớn nhất làm chậm sự tăng trưởng. Sau Hải Dương, Bắc Ninh, Hà Nội – nơi tập trung các khu công nghiệp lớn, quy mô, với sự tham gia của các tập đoàn kinh tế đa quốc gia vừa tạm thoát khỏi “vùng xoáy” của dịch bệnh, đến lượt TP. Hồ Chí Minh giãn cách toàn thành phố trong 15 ngày, bắt đầu từ 0h ngày 9/7. Đây sẽ tác động rất lớn đến nền kinh tế, khi “đầu tàu” đang phải gồng mình chống dịch, với số ca nhiễm vẫn tăng từng ngày.

Theo dõi các biện pháp trong thực hiện nhiệm vụ vừa phòng, chống dịch, vừa phát triển kinh tế, có thể nhận thấy sự nỗ lực của các doanh nghiệp, các địa phương trong việc quyết liệt khoanh vùng, phân luồng, cách ly, chữa trị và tiếp tục phòng dịch, cộng với vắc –xin cho các tuyến đầu. Các khu công nghiệp ở Bắc Ninh, Bắc Giang đã cho phần lớn công nhân hoạt động trở lại sau khi cơ bản kiểm soát được dịch để không đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu, là một kinh nghiệm cho các tỉnh, thành phố trong triển khai; với những cơ chế linh hoạt và phù hợp với điều kiện thực tế. Đó cũng là một hướng đi, cách làm để đối diện và tìm cách vượt qua khó khăn.

Trả lời câu hỏi của báo Đầu tư xung quanh vấn đề này, TS Nguyễn Đình Cung -  nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng, điều cần làm lúc này không chỉ là có đạt được mục tiêu hay không, mà là thấy rõ khó khăn là gì, cần thay đổi gì, theo hướng nào, từ đó tạo áp lực để vượt qua. Cũng theo ông, cần có những cách điều hành, phương án giải quyết phù hợp với tình hình thực tế. Giải ngân vốn đầu tư là điều cần, nhưng cần hơn là sự đồng hành với các chủ đầu tư, nhà thầu để tháo gỡ vướng mắc về thủ tục trước những biến động về giá cả nguyên vật liệu.

Chính phủ và chính quyền các địa phương vẫn đang đồng hành cùng doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong thời điểm hiện tại, rõ ràng cần sự hỗ trợ, sát cánh đề cùng gỡ khó cho các khu vực sản xuất.

Nhân lực lao động tại các công trình và các biện pháp phòng dịch để đảm bảo sản xuất, chắc chắn cũng sẽ là một áp lực khác đối với các doanh nghiệp, nhà thầu và ngay cả chủ các cơ sở sản xuất. Nhất là khi việc tiếp cận được với vắc - xin chưa đầy đủ. Đây cũng là một vấn đề trong việc duy trì hoạt động, để có những chỉ số ổn định và gia tăng trong vận hành nền kinh tế.

Vẫn khẳng định chúng ta đã và đang thực hiện tốt mục tiêu kép, phát triển kinh tế - xã hội đạt nhiều kết quả tích cực và tiếp tục kiên trì thực hiện mục tiêu kép trong thời gian tới, trong phiên họp Chính phủ vào đầu tháng, Thủ tướng Phạm Minh Chính đồng thời cũng yêu cầu không được máy móc, cứng nhắc, phải chủ động, linh hoạt, sáng tạo, hài hòa giữa phòng, chống dịch bệnh và phát triển kinh tế - xã hội. Các địa phương, cơ quan, đơn vị… cần căn cứ tình hình thực tế ở từng thời điểm khác nhau để lựa chọn mục tiêu ưu tiên.

Đây là hành động để vượt qua khó khăn, thách thức, huy động, tranh thủ được các cơ hội để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh trong bối cảnh nhiều nền kinh tế lớn đang bắt đầu phục hồi mạnh.

Bài: MINH HÀ - Ảnh: THANH TIẾN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Các nước ngoài OPEC+ sẽ dẫn đầu tăng trưởng sản lượng dầu năm 2024

Theo dự báo của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), tăng trưởng sản lượng dầu và chất lỏng toàn cầu trong thời gian tới chủ yếu sẽ được thúc đẩy bởi các nước ngoài Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và đồng minh (OPEC+), dẫn đầu là Mỹ, Guyana, Canada và Brazil, bù đắp cho việc cắt giảm sản lượng tự nguyện của OPEC+.

Các nước ngoài OPEC+ sẽ dẫn đầu tăng trưởng sản lượng dầu năm 2024
Giáo dục nghề nghiệp gắn với giải quyết việc làm bền vững

Ngày 15/3, UBND tỉnh phối hợp với Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Cục Việc làm, Cục Quản lý lao động ngoài nước, Trung tâm Lao động ngoài nước, thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH), cùng các sở, ban, ngành, đơn vị, doanh nghiệp... liên quan trên địa bàn tổ chức hội nghị "Giáo dục nghề nghiệp (GDNN) và giải quyết việc làm bền vững".

Giáo dục nghề nghiệp gắn với giải quyết việc làm bền vững
Nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp được triển khai

Sáng 14/3, Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) tổ chức hội thảo phổ biến hướng dẫn các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp (DN) nhỏ và vừa theo quy định của Luật Hỗ trợ DN nhỏ và vừa, Nghị định 80/2021/NĐ-CP và các Thông tư hướng dẫn thi hành.

Nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp được triển khai
Những sáng kiến làm lợi cho doanh nghiệp

Đam mê công việc, gắn bó trực tiếp với sản xuất, nhiều người lao động đã cho ra đời những sáng kiến mang lại giá trị thực cho đơn vị, doanh nghiệp (DN).

Những sáng kiến làm lợi cho doanh nghiệp
Cần mục tiêu cụ thể để giảm lượng khí thải từ hoạt động bay của doanh nghiệp

Tạp chí Bloomberg ngày 12/3 trích dẫn một báo cáo mới từ tổ chức phi lợi nhuận Giao thông & Môi trường (T&E) cho hay, hầu hết các doanh nghiệp lớn nhất trên thế giới đều không đặt ra các mục tiêu đầy tham vọng, nhằm làm giảm lượng khí thải từ hoạt động bay của các nhân viên trong doanh nghiệp.

Cần mục tiêu cụ thể để giảm lượng khí thải từ hoạt động bay của doanh nghiệp
Return to top