ClockChủ Nhật, 25/10/2020 10:11

Phấn đấu đến năm 2030 cả nước có trên 5.000 hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao

Đây là đề xuất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021-2030.

Rau má “sống khỏe”Hướng đến hợp tác xã “chuỗi giá trị”A Lưới lần đầu tổ chức phiên chợ đêmThú vị phiên chợ vùng cao A LướiKinh tế hợp tác xã ở Hương Thủy: Đa dạng dịch vụ, ngành nghề

Ảnh minh họa

Dự thảo đặt mục tiêu phát triển kinh tế tập thể năng động, hiệu quả, bền vững thực sự là thành phần quan trọng trong nền kinh tế với nhiều mô hình liên kết, hợp tác trên cơ sở tôn trọng bản chất, các giá trị và nguyên tắc của kinh tế tập thể, không ngừng nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống thành viên.

Dự thảo cũng nêu rõ, phấn đấu đến năm 2030, cả nước có khoảng 140 nghìn tổ hợp tác, 45 nghìn hợp tác xã, 340 Liên hiệp Hợp tác xã, với 2 triệu thành viên tổ hợp tác, 8 triệu thành viên hợp tác xã, 1.700 hợp tác xã thành viên của Liên hiệp Hợp tác xã. Thực hiện đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp để phấn đấu đến năm 2030 cả nước có trên 5.000 hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất và tiêu thụ nông sản.

Định hướng chiến lược phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, diêm nghiệp là: Phát triển kinh tế tập thể trong lĩnh vực trồng trọt (lúa gạo, cà phê, hồ tiêu, điều, trái cây, mía đường..), chăn nuôi (bò sữa, đại gia súc, lợn, gia cầm các loại), lâm nghiệp, thủy sản (nuôi trồng, khai thác), diêm nghiệp gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp và phát triển các sản phẩm chủ lực tại địa phương ...

Định hướng chiến lược phát triển kinh tế tập thể hợp tác xã trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ là: Chú trọng hướng dẫn xây dựng các hợp tác xã dịch vụ công nghiệp ở các làng nghề, tại các cụm công nghiệp nông thôn, tạo tiền đề cho việc hình thành, phát triển các làng nghề mới. Giúp đỡ các hợp tác xã hiện đại hoá trang thiết bị, đổi mới công nghệ và sản phẩm, nâng cao năng lực và hiệu quả sản xuất.

Bên cạnh đó, dự thảo cũng đề xuất định hướng phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã theo vùng, lãnh thổ gồm: Vùng Trung du và miền núi phía bắc; Vùng Đồng bằng sông Hồng; Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung; Vùng Tây Nguyên; Vùng Đông Nam Bộ; Vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Về giải pháp thực hiện, các bộ, ngành, hiệp hội Trung ương và địa phương tập trung vào nhóm giải pháp sau: 1. Tuyên truyền nâng cao nhận thức về kinh tế tập thể, hợp tác xã; 2. Tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp lý, cơ chế chính sách; 3. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với hợp tác xã, gắn liền với công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp trong phát triển hợp tác xã; 4. Đổi mới phương thức sản xuất, kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh, hiệu quả hoạt động của kinh tế tập thể, hợp tác xã; 5. Tăng cường vai trò, trách nhiệm và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống Liên minh Hợp tác xã Việt Nam; 6. Tăng cường hợp tác quốc tế về phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã...

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân đối với dự thảo này tại Cổng Thông tin điện tử của Bộ.

Theo baochinhphu.vn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Người thanh niên đưa “Chậu Huế đắp tay” vươn tầm cả nước

Với suy nghĩ “Cây quý phải đứng trong chậu đẹp”, Hoàng Công Toàn (SN 1992, trú thị trấn Sịa, huyện Quảng Điền) - một thanh niên sau khi tốt nghiệp ngành mỹ thuật và nhiều năm kinh doanh trong lĩnh vực cây cảnh nghệ thuật đã quyết tâm lập nghiệp bằng dự án “Chậu Huế đắp tay thủ công”.

Người thanh niên đưa “Chậu Huế đắp tay” vươn tầm cả nước
Thoát nghèo lên... phố - Kỳ 1: “Cánh tay nối dài”

Từ 52,9% hộ nghèo và cận nghèo, năm 2023, Đảng bộ tỉnh và huyện A Lưới phấn đấu giảm còn 24,91% hộ nghèo và còn 12% hộ cận nghèo, bằng mọi cách tạo kỳ tích, đưa A Lưới thoát khỏi huyện nghèo để cùng cả tỉnh sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Thoát nghèo lên  phố - Kỳ 1 “Cánh tay nối dài”
Vì mục tiêu giảm nghèo bền vững

Tiếp tục thực hiện mục tiêu giảm nghèo, TP. Huế triển khai đồng bộ các giải pháp giảm nghèo bền vững (GNBV) giai đoạn 2021-2025 và phấn đấu giảm gần 400 hộ nghèo trong năm 2023.

Vì mục tiêu giảm nghèo bền vững

TIN MỚI

Return to top