ClockThứ Hai, 06/12/2021 15:58

Phấn đấu giải quyết 100% hồ sơ thủ tục hành chính qua Hệ thống thông tin một cửa điện tử

TTH.VN - Đó là mục tiêu hướng đến tại Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong hoạt động cơ quan nhà nước, phát triển Chính phủ số, Chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạng năm 2022 vừa được UBND tỉnh ban hành.

Chuyển đổi số trong nông nghiệp, thực phẩm và phát triển nông thôn từ cơ sở toán – tin học ứng dụngXây dựng giải pháp thông minh, tạo lập thành phố đáng sốngLợi dụng khe suối, vận chuyển gỗ trái phépLấy người dân làm trung tâm trong công tác chuyển đổi sốChuyển đổi số góp phần phòng chống dịch và phục hồi phát triển kinh tế - xã hộiĐẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong xúc tiến thương mạiTại sao việc tránh chuyển đổi số lại có hại cho doanh nghiệp của bạn? Nguyên tắc hoàn chỉnh tại W88Tăng hiệu quả kinh doanh trên sàn thương mại điện tử

Giao dịch tại Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh gắn với phòng chống dịch COVID-19 

Theo đó, đối với mục tiêu ứng dụng CNTT, phát triển Chính quyền điện tử tỉnh Thừa Thiên Huế, phấn đấu đạt 100% hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) được thực hiện thông qua Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh; 30% dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) sử dụng chữ ký số trên nền tảng di động để thực hiện TTHC; 90% DVCTT xử lý bằng hồ sơ điện tử; 90% hồ sơ công việc tại cấp huyện được xử lý trên môi trường mạng...

Đối với mục tiêu ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp hướng đến xây dựng thành phố thông minh, phấn đấu đạt 100% số lượng người dân và doanh nghiệp tham gia hệ thống thông tin Chính phủ điện tử được xác thực định danh điện tử thông suốt và hợp nhất trên tất cả các hệ thống thông tin của các cấp chính quyền...

Đối với mục tiêu phát triển hạ tầng CNTT và an toàn thông tin, phấn đấu đạt 100% tỷ lệ phần mềm quản lý văn bản và điều hành được kết nối, liên thông qua Trục liên thông văn bản quốc gia phục vụ gửi, nhận văn bản điện tử. 100% tỷ lệ cơ quan Nhà nước từ cấp tỉnh tới cấp huyện kết nối vào Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước.

Ngoài ra, kế hoạch cũng đề ra các nội dung về xây dựng chính quyền số, xây dựng kinh tế số và xây dựng xã hội số.

Tin, ảnh: Thái Bình

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ngành tư pháp với lộ trình cụ thể trong chuyển đổi số

Sở Tư pháp đã và đang có lộ trình, bước đi cụ thể, phù hợp đối với từng lĩnh vực, nhóm nhiệm vụ trong công tác chuyển đổi số (CĐS); qua đó, góp phần xây dựng ngành tư pháp chuyên nghiệp, hiện đại, lấy lợi ích của người dân, doanh nghiệp làm trung tâm.

Ngành tư pháp với lộ trình cụ thể trong chuyển đổi số
Nền tảng làm việc số tỉnh Thừa Thiên Huế được vinh danh Top 10 Giải thưởng Sao Khuê 2024

Ngày 13/4, tại Lễ Vinh danh và trao Giải thưởng Sao Khuê 2024 do Hiệp hội phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin (CNTT) Việt Nam - VINASA tổ chức ở Hà Nội, “Nền tảng làm việc số tỉnh Thừa Thiên Huế” vinh dự được bình chọn là sản phẩm xuất sắc của ngành phần mềm, CNTT Việt Nam và được công nhận đạt Top 10 Giải thưởng Sao Khuê 2024 lĩnh vực quản trị, điều hành.

Nền tảng làm việc số tỉnh Thừa Thiên Huế được vinh danh Top 10 Giải thưởng Sao Khuê 2024
Nâng hạng chỉ số DTI

Những năm qua, Thừa Thiên Huế luôn nằm trong tốp đầu về chỉ số chuyển đổi số. Song năm 2023, qua rà soát, trong Bộ chỉ số chuyển đổi số có nhiều nhóm tiêu chí không đạt bền vững, do vậy cần những giải pháp căn cơ để chuyển đổi số trở thành chìa khóa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Nâng hạng chỉ số DTI
Chuyển đổi số để tạo điều kiện cho người dân tiếp cận các dịch vụ y tế kịp thời

Ngày 10/4, tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị tổng kết, đánh giá các hoạt động chuyển đổi số năm 2023 và Kế hoạch hoạt động năm 2024. Với thông điệp “Kết nối- Chia sẻ- Đồng hành”, hội nghị thể hiện sự chỉ đạo mạnh mẽ của Bộ Y tế trong việc kết nối giữa Trung ương và địa phương trong công tác chuyển đổi số y tế.

Chuyển đổi số để tạo điều kiện cho người dân tiếp cận các dịch vụ y tế kịp thời

TIN MỚI

Return to top