ClockThứ Tư, 12/01/2022 20:55

Phấn đấu tăng thu ngân sách

TTH.VN - Tại hội nghị tổng kết ngành tài chính tỉnh năm 2021, ngành đã đưa ra con số phấn đấu tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh đạt 12.000 tỷ đồng.

Thu hút FDI năm 2021 tăng ngoạn mục, vượt mốc 31 tỷ USDPhấn đấu thu ngân sách năm 2022 đạt 12.000 tỷ đồngBộ Tài chính công khai tổng thể ngân sách nhà nước năm 2022Ngân sách nhà nước: Vượt đích trong bão dịchThu ngân sách vẫn tăngTăng trưởng ngân sách vượt dịchThuế thu nhập cá nhân tăng caoThu ngân sách từ xuất nhập khẩu ‘cán đích’ sớm

Trong những tiêu chí để đưa Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, có một chỉ tiêu quan trọng là phấn đấu tự cân đối ngân sách vào năm 2025, tức là nguồn thu ngân sách đảm bảo cân đối nhiệm vụ chi. Đây được cho là một tiêu chí khó khăn đối với điều kiện kinh tế - xã hội của Thừa Thiên Huế.

Thế nhưng, kết thúc năm 2021, nếu cân đối giữa nguồn thu và chi, chúng ta đã gần tiệm cận được điều này. Theo số liệu của Sở Tài chính, năm 2021, tổng thu ngân sách trên địa bàn là 11.330 tỷ đồng và tổng chi là 11.918 tỷ đồng, chênh lệch âm 588 tỷ.

Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Hỗ trợ doanh nghiệp (Sở KH-ĐT) trao đổi công tác tư vấn thành lập cho doanh nghiệp. Ảnh: A.T 

Nguồn thu ngân sách thường dựa vào chính yếu là từ sự phát triển của nền kinh tế, tức là tăng trưởng GDP (tổng sản phẩm quốc nội). Tương tự với GDP ở địa phương là GRDP (tổng sản phẩm nội địa). Đây được coi là nền kinh tế thực tạo ra sản phẩm hàng hóa. Nghĩa là, nền kinh tế tăng trưởng, phát triển tốt sẽ đóng góp vào tăng thu ngân sách.

Nhưng có vẻ như, mấy năm qua, không phải bao giờ tăng thu ngân sách trên địa bàn cũng đi cùng với tăng trưởng kinh tế mà thường là mức tăng trưởng cao hơn. Tức là có những nguồn thu dựa vào các yếu tố ngoài nền kinh tế sản xuất hàng hóa, trong đó có tỷ lệ không nhỏ thu từ đất đai, mà nhiều ý kiến cho rằng nguồn thu này thiếu bền vững!

Tạm gác qua chuyện nguồn thu có bền vững hay không bền vững, mà chỉ xem xét thử mục tiêu đặt ra cho thu ngân sách năm 2022 có khả năng đạt được hay không và nếu đạt được thì từ những yếu tố nào?

Trước tiên là dựa vào tăng trưởng kinh tế. Năm 2021 là một năm khó khăn đối với nền kinh tế cả nước nói chung và nền kinh tế Thừa Thiên Huế nói riêng. Nguyên nhân chính do ảnh hưởng dịch bệnh. Khu vực ảnh hưởng nhiều nhất là dịch vụ, trong đó chiếm tỷ trọng lớn là dịch vụ du lịch. Theo số liệu thống kê, năm 2021, khu vực dịch vụ nói chung chiếm tỷ trọng 46,5%. Thế nhưng năm 2021 tăng trưởng GRDP của tỉnh vẫn đạt được 4,36%, cao hơn nhiều so với năm 2020 là 2,6%. Năm 2021, lĩnh vực công nghiệp-xây dựng và nông nghiệp không ảnh hưởng nhiều lắm. Năm nay, tình hình sẽ khả quan hơn cùng với định hướng mở cửa hoàn toàn nhờ kiểm soát được dịch bệnh, nên sẽ thu hút một nguồn lực cho tăng trưởng từ lĩnh vực dịch vụ. Thêm vào đó là hàng chục nghìn tỷ đồng được đầu tư từ khu vực doanh nghiệp như thành lập mới doanh nghiệp, tăng vốn mở rộng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cũ… Nói nôm na, điều kiện và nguồn lực của năm 2022 sẽ khác và có nhiều thuận lợi hơn so với năm 2021. Có phải vậy chăng mà ngành tài chính dự báo GRDP của tỉnh sẽ phấn đấu đạt mức tăng trưởng từ 6,5 đến 7,5%?

Một yếu tố quan trọng khác để tăng nguồn thu ngân sách là từ khu vực phi sản xuất, đó là nguồn thu từ đất. Thời gian qua, nguồn thu này chiếm tỷ trong lớn trong tổng thu ngân sách của tỉnh, như năm 2019 thu được 1.300 tỷ đồng thì năm 2020 đã thu được 2.100 tỷ đồng, năm 2021 còn cao hơn. Tốc độ tăng trưởng từ nguồn thu này liên tục tăng. Mấy năm qua, thị trường bất động sản ở Huế sôi động và chưa có dấu hiệu sẽ dừng lại trong năm 2022. Cùng với đó, những thông tin thuận lợi cho việc hỗ trợ thị trường này phát triển đó là, phấn đấu xây dựng Thừa Thiên Huế thành phố trực thuộc Trung ương; quy hoạch mở rộng địa giới hành chính TP. Huế; Trung ương ban hành cơ chế đặc thù cho Thừa Thiên Huế; Hạ tầng cơ sở tiếp tục được đầu tư nhiều; các gói hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế của Chính phủ… Những yếu tố này kỳ vọng sẽ có tác động làm cho nền kinh tế nói chung cũng như thị trường bất động sản nói riêng tiếp tục tăng trưởng.

Một yếu tố khác có thể lấy làm tham chiếu là tốc độ tăng trưởng kinh tế của Thừa Thiên Huế bao giờ cũng cao hơn mức trung bình của cả nước. Năm nay, Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng từ 6-6,5%.

Tóm lại, đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế như mục tiêu đề ra hay không, phải đợi một thời gian nữa, ít nhất là nửa năm tới liên quan đến việc kiểm soát dịch bệnh. Nhưng với những dự báo các yếu tố tác động lớn vào nguồn thu ngân sách như đã nêu, chúng ta kỳ vọng con số tăng trưởng GRDP của tỉnh thấp nhất là 6,5% cho năm 2022 hoàn toàn có thể đạt được.

Nguyên Lê

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Các công ty tài chính kêu gọi hành động về ô nhiễm nhựa

Một nhóm gồm 160 công ty tài chính ngày hôm nay (19/4) đã lên tiếng kêu gọi các chính phủ nhất trí về một hiệp ước chấm dứt ô nhiễm nhựa, nhằm giúp thúc đẩy hành động của khu vực tư nhân, trước vòng đàm phán toàn cầu tiếp theo ở Canada.

Các công ty tài chính kêu gọi hành động về ô nhiễm nhựa
Đưa những điểm mới của Luật Đất đai năm 2024 vào cuộc sống

Ngày 17/4, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh tổ chức Hội nghị phổ biến Luật Đất đai năm 2024 đến cán bộ các sở ban, ngành, tổ chức, đơn vị phòng chuyên môn thuộc tỉnh, thành phố, huyện, thị xã. Đến dự và chủ trì hội nghị có ông Nguyễn Thanh Bình, UVTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh.

Đưa những điểm mới của Luật Đất đai năm 2024 vào cuộc sống
Giảm thiểu nguy cơ mất an toàn trong tiếp cận thông tin tài chính

Tăng hiểu biết cho người dân, nhất là đối tượng người yếu thế, người già, phụ nữ, các đối tượng chính sách, người dân vùng sâu, vùng xa… về tài chính không chỉ tăng khả năng tiếp cận tín dụng giúp họ độc lập trong phát triển kinh tế, mà còn giảm thiểu được những rủi ro tài chính, nguy cơ mất an toàn trong tiếp cận thông tin tài chính.

Giảm thiểu nguy cơ mất an toàn trong tiếp cận thông tin tài chính
Chi phí nợ kỷ lục, nhiều quốc gia không đủ tài chính để chi tiêu cho khí hậu

Theo một báo cáo vừa được Đại học Boston công bố trước thềm hội nghị mùa xuân của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) sẽ diễn ra ngày 17 - 19/4 tới, các quốc gia mới nổi sẽ phải chi mức kỷ lục 400 tỷ USD để trả nợ nước ngoài trong năm nay và gần 40 quốc gia không thể chi số tiền cần thiết cho việc thích ứng với khí hậu và phát triển bền vững.

Chi phí nợ kỷ lục, nhiều quốc gia không đủ tài chính để chi tiêu cho khí hậu
ASEAN có thể bổ sung thêm 300 tỷ USD doanh thu từ các khoản đầu tư xanh

Đông Nam Á có thể mở khóa thêm 300 tỷ USD doanh thu hàng năm từ các khoản đầu tư xanh vào năm 2030, nếu các chính phủ tăng cường hợp tác về lưới điện và thị trường carbon trong khu vực, đồng thời đưa ra những biện pháp khuyến khích tốt hơn cho năng lượng sạch và các quy định rõ ràng hơn về tài chính xanh, theo báo cáo của Bain & Company, GenZero, Standard Chartered và Temasek được công bố ngày hôm nay (15/4).

ASEAN có thể bổ sung thêm 300 tỷ USD doanh thu từ các khoản đầu tư xanh
Return to top