ClockChủ Nhật, 13/11/2022 20:03

“Phân luồng” trong đăng kiểm xe cơ giới

TTH - Giao trách nhiệm và cấp tiêu chuẩn kiểm định cho các hãng bảo hành để “phân luồng” xe mới, xe nhập là đề xuất cần nghiên cứu…

Đăng kiểm chuyển đổi số phục vụ người dân và doanh nghiệpSiết đăng kiểm: Góp phần đảm bảo an toàn giao thông

Các phương tiện mới, cũ đều phải nối đuôi chờ đăng kiểm

“Mời chủ phương tiện 75A. 132… đưa xe vào hàng chuẩn bị kiểm định”; “Mời chủ phương tiện 75A. 141... đến phòng làm thủ tục gặp nhân viên…”; “Mời chủ phương tiện 75C. 087… vào phòng kiểm định có việc cần”;  “Mời chủ phương tiện…”. Nhà tôi ở cạnh một trung tâm đăng kiểm (TTĐK) xe cơ giới, hết ngày này sang ngày khác cứ phải nghe cái giọng đọc đều đều với nội dung như trên, xen vào giữa là tiếng rồ ga của các loại xe, máy phục vụ kiểm định, mãi hoài thành ám ảnh.

Mà ám ảnh nhất là khi chợt nhớ chiếc ô tô của mình chuẩn bị đáo hạn kiểm định. Tiền bạc chưa nói, nhưng cầm chắc là phải đánh xe đến, rồi đăng ký, rồi chờ đợi, kiểu gì cũng phải mất toi cả buổi không làm được việc gì. Xe của tôi là xe mua mới, chỉ phục vụ gia đình. Đi rất ít, 3 năm vẫn chỉ hơn 10.000km một tẹo. Anh em bạn bè bảo, xe mày dòng “tô” (Toyota), thuộc loại nồi đồng cối đá, lại đi như vậy biết đến bao giờ cho hỏng. Mà đúng là chưa thấy có gì hỏng thật, đúng hẹn thì đưa vào hãng bảo hành, xong cứ vậy mà đi. Đưa xe vào đăng kiểm, thấy kiểm định viên gõ gõ, tăng ga, thử phanh… rồi ra. Chẳng nghe lỗi phải gì. Ngẫm ngợi thấy vô lý vô sự. Xe của hãng, họ có đội ngũ kỹ sư, nhân viên kỹ thuật chuyên nghiệp. Dây chuyền máy móc đều cao cấp, mỗi chiếc xe trước khi xuất xưởng đều được kiểm tra cực kỳ cẩn thận các thông số kỹ thuật, về mức độ ô nhiễm môi trường… Không dễ để xảy ra sai sót. Bởi đó là uy tín thương hiệu của hãng, mà là thương hiệu toàn cầu chứ không phải chuyện đùa. Vậy nhưng, dù mới kiểu gì, thượng hiệu kiểu gì đi nữa, chưa đăng kiểm là chưa được lăn bánh; đáo hạn mà không đi đăng kiểm là vi phạm, là phạt…

Vừa rồi, vô tình bắt gặp ý kiến của Phạm Dương Ngọc (PDN) post trên trang cá nhân của mình, thấy sao mà quá đồng cảm. Người này sống tại Hà Nội, đưa xe đi đăng kiểm rồi lại phải quay đầu, chờ đến chiều mai, vì xe đến đăng kiểm quá đông. Thấy quá nhiêu khê, quá lãng phí thời gian, tiền bạc, anh đã phải kêu lên: “Quả thực, có nghĩ mãi cũng không ra, vì sao lại có sự tồn tại của cái TTĐK xe cơ giới, khiến hàng triệu người mất việc, tốn tiền, bực mình. Xe cộ mới tinh xuất xưởng, toàn đạt tiêu chí quốc tế nghiêm ngặt, thế mà muốn đi được, phải được sự cho phép… Nghĩ mà hài. Xưa, xe cộ toàn đểu, nhập ba lăng nhăng, thì TTĐK có tác dụng kiểm soát chất lượng, nhưng nay, đã có các trung tâm chăm sóc, bảo dưỡng xe chính hãng, cao cấp... thì cần gì TTĐK? Chắc chắn trình độ cán bộ đăng kiểm không theo kịp thợ của các gara xịn, các trung tâm bảo dưỡng chính hãng, máy móc cũng tối tân hơn là cái chắc, vì các trung tâm này phải hoạt động theo tiêu chuẩn của các hãng xe danh tiếng thế giới… Nhà nước nên cấp tiêu chuẩn kiểm định luôn cho các hãng bảo hành, các gara lớn - đạt tiêu chuẩn, để khi họ bảo dưỡng định kỳ, họ dán luôn cho xe cái tem kiểm định là xong. Giữ TTĐK để thu phí đường bộ với bán bảo hiểm thu ngân sách ư? Giao luôn cho các gara và trung tâm bảo dưỡng thu hộ, có sao đâu? Giải tán TTĐK xe cơ giới, không chỉ tiết kiệm tỷ đô cho người dân, mà có thêm được cả vạn lao động, lại có thêm cả triệu mét vuông quỹ đất làm công viên vui chơi... Thật là giảm tí hành chính, sẽ ra bao nhiêu tiền”.

Có thể vì quá bức xúc mà PDN đề nghị giải tán các TTĐK. Trên thực tế, hàng triệu phương tiện đang lưu hành trên mọi nẻo đường, rất nhiều phương tiện chỉ nhìn mắt thường đã có thể thấy bất an về độ an toàn, độ xả thải. Nếu giải tán các TTĐK, thì có mà… loạn. Tuy nhiên, giao trách nhiệm và cấp tiêu chuẩn kiểm định cho các hãng bảo hành để “phân luồng” xe mới, xe nhập… thì là đề xuất đáng quan tâm, rất cần nghiên cứu, bởi có thể yên tâm về chất lượng kiểm định mà cũng giảm tải rất lớn cho các TTĐK để các đơn vị này tập trung làm tốt nhiệm vụ đối với các phương tiện “xưa cũ”, phương tiện chuyên chạy dịch vụ… nhằm đảm bảo an toàn lưu thông và sự trong lành cho môi trường. Nói “giảm tải rất lớn” là bởi những năm gần đây, theo số liệu từ Cục Đăng kiểm công bố, mỗi năm bình quân thị trường trong nước mua sắm khoảng 300.000 xe ô tô (năm 2019 là 296.411 xe; 2020 là 308.713 xe; 2021 do dịch bệnh vẫn đạt 287.637 xe). Nếu tính lũy tích thì đấy là con số khổng lồ. Không “phân luồng” thì nhu cầu đăng kiểm rất lớn mà khả năng đáp ứng thì có hạn, không chỉ gây vất vả cho các chủ phương tiện mà còn dễ dẫn đến tiêu cực. Thực tế, gần đây đã có lãnh đạo, nhân viên, thậm chí cả TTĐK bị bắt, bị đình chỉ hoạt động vì những hành vi tiêu cực trong hoạt động đăng kiểm.

Bài, ảnh: HUY KHÁNH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

DỰ ÁN TUYẾN ĐƯỜNG BỘ VEN BIỂN:
Bàn giao toàn bộ mặt bằng trước tháng 6/2024

Dự án tuyến đường bộ ven biển qua tỉnh Thừa Thiên Huế và cầu qua cửa Thuận An (TP. Huế) đang được chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB), tiến độ thi công trên công trường, nhằm hoàn thành công trình vào tháng 3 năm 2025.

Bàn giao toàn bộ mặt bằng trước tháng 6 2024
Trách nhiệm vì cộng đồng

Tuổi trẻ công an toàn tỉnh đã có những hành động, việc làm ý nghĩa hướng về cộng đồng.

Trách nhiệm vì cộng đồng
Đảm bảo an toàn giao thông trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn

Ngày 29/2, Ban An toàn giao thông (ATGT) tỉnh cho biết, sau hơn 3 ngày rà soát hiện trường tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn, đoàn công tác gồm đại diện lãnh đạo Khu Quản lý đường bộ II (Bộ Giao thông Vận tải); Cục Cảnh sát Giao thông CSGT (Bộ Công an); Ban ATGT và các phòng ban chức năng tỉnh, cùng Ban quản lý Dự án đường Hồ Chí Minh… thống nhất các giải pháp bổ sung, điều chỉnh tổ chức giao thông trên tuyến.

Đảm bảo an toàn giao thông trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn

TIN MỚI

Return to top