ClockThứ Ba, 07/07/2015 16:31

Phần thưởng lớn nhất là được học trò quý mến

TTH - Bốn mươi năm gắn bó với Trường đại học Nông nghiệp 2 Hà Bắc, sau đó là Trường đại học Nông Lâm Huế, GS Trần Văn Minh có gần 20 năm làm quản lý, trong đó hai nhiệm kỳ làm hiệu trưởng. Dù ở cương vị nào, ông cũng làm tốt vai trò của mình và đã nhận các chức danh, danh hiệu cao quý nhất của một nhà giáo.

GS Trần Văn Minh cùng vợ trong ngày đón nhận danh hiệu Giáo sư

Năm 1970, anh học sinh miền Nam Trần Văn Minh thi đỗ vào Trường đại học Nông nghiệp 2 Hà Bắc, được phân về ngành Nông học với chủ trương chuẩn bị đội ngũ kỹ sư nông nghiệp nhằm khôi phục đất nước sau thống nhất theo kế hoạch của Đảng và Nhà nước. Xuất thân từ gia đình nông dân, Trần Văn Minh ý thức được chủ trương khôi phục đất nước bằng đội ngũ trí thức nông học và dành trọn tình yêu nghề. Năm 1975, đất nước thống nhất cũng là lúc Trần Văn Minh tốt nghiệp đại học, anh được giữ lại trường làm cán bộ giảng dạy. Vừa tự hào với kết quả đạt được, thì cùng lúc thầy giáo trẻ này phải xác định cho mình nhiệm vụ mới, là làm sao làm tốt vai trò của người giáo viên. Từ kinh nghiệm những năm sinh viên của mình, thầy đã lấy tiêu chí “tất cả phải vì sinh viên” làm mục tiêu phấn đấu.

Năm 1983, Trường đại học Nông nghiệp 2 Hà Bắc chuyển về Huế với mục đích đào tạo đội ngũ kỹ sư nông nghiệp cho các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên, thầy Minh được điều về giảng dạy tại Trường đại học Nông Lâm Huế và gắn bó cho đến bây giờ. Đến nay, Giáo sư Trần Văn Minh đã hướng dẫn 8 tiến sĩ, 62 thạc sĩ và hàng trăm sinh viên tốt nghiệp ra trường. Về chuyên môn, kỹ sư nông học Trần Văn Minh luôn ý thức rõ đặc thù của ngành trồng trọt là phải theo thời vụ. Có những loại cây thời gian sinh sản của nó là vô hạn, nhà nông phải theo nó hết vụ này sang vụ khác, còn nhà nghiên cứu thì không ngừng tìm tòi tạo ra những giống mới phù hợp với thổ nhưỡng từng vùng với mục đích tăng năng suất, giúp nông dân ngày càng khấm khá hơn. Vì thế mà mấy mươi năm qua, giáo sư đã hòa mình với thiên nhiên để nghiên cứu, phục chế nhiều loại cây, loại giống mới truyền đạt cho các thế hệ học sinh của mình. Cây ngô chính là đối tượng để giáo sư nghiên cứu suốt cả cuộc đời, từ khóa luận tốt nghiệp đại học, đến luận án tiến sĩ và cả những đề tài nghiên cứu khoa học để được công nhận các chức danh Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân. Trong đó có những giống ngô: HN2, T7, T9 do giáo sư nghiên cứu được trồng trên hàng chục nghìn hec ta đất ở các tỉnh miền Trung, mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân. Giống ngô HN2 phù hợp với điều kiện đất đai khô cằn của các vùng cao, như A Lưới (Thừa Thiên Huế), Hướng Hóa (Quảng Trị) và Tuyên Hóa (Quảng Bình). Các giống ngô T7, T9 được đưa vào sản xuất ngô thâm canh các tỉnh Quảng Ngãi, Quảng Nam, Bình Định… Ngoài cây ngô, giáo sư còn quan tâm đến nhiều loại thực vật khác kể cả rau và hoa. Ông thổ lộ: “Chỉ sợ không có thời gian, chứ thế giới thực vật phong phú và dễ cuốn hút những ai muốn khám phá”.

Theo ông, những chức danh được Nhà nước công nhận là rất vinh quang, nhưng quan trọng nhất mà người thầy cần có hơn cả là sự quý mến và tôn trọng từ sinh viên cũng như đồng nghiệp. Muốn làm được điều đó, người thầy không nên nề hà, phải luôn hết mình giúp đỡ bất kỳ sinh viên nào, đồng thời không ngừng trau dồi sự chuẩn mực đạo đức lẫn chuyên môn; biết lấy thành tích của sinh viên làm những món quà lớn cho sự nghiệp giáo dục của mình mới chính là phần thưởng lớn nhất của người thầy giáo.

Dịp 20/11/2014, PGS Trần Văn Minh được Chủ tịch nước ký quyết định công nhận danh hiệu Nhà giáo Nhân dân. Tháng 2/2015, ông được Chủ tịch Hội đồng chức danh Giáo sư Nhà nước ký công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư. Ông tâm sự: “Đạt được vinh quang này không chỉ là sự phấn đấu của riêng tôi, mà đằng sau là một gia đình lớn luôn hỗ trợ, cổ vũ tôi trên từng bước đường”.

Bài, ảnh: Hương Lan
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Làm gì cũng cần có sự chuẩn bị trước”

Đó là chia sẻ của ông Võ Quang Huệ, cố vấn cấp cao của Tập đoàn Vingroup đến sinh viên, giảng viên Đại học Huế trong buổi tọa đàm “Dặm đường tôi đi: Hành trình từ BMW, Bosch đến Vinfast” do Khoa Kỹ thuật và Công nghệ - Đại học Huế tổ chức sáng 19/4.

“Làm gì cũng cần có sự chuẩn bị trước”
Hiệu quả từ đổi mới giáo dục tiểu học

Với mục tiêu đào tạo các thế hệ học sinh phát triển toàn diện, cùng với đầu tư cơ sở vật chất, ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) TP. Huế triển khai nhiều giải pháp trong đổi mới giáo dục tiểu học (TH), giúp học sinh tiếp cận phương pháp giảng dạy hiên đại, phát triển các khả năng hội nhập, như kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ, giao tiếp…

Hiệu quả từ đổi mới giáo dục tiểu học
Tổ chức ngày sách và văn hoá đọc Việt Nam

Chiều 17/4, Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Thuận An phối hợp Trường tiểu học Phú Tân (phường Thuận An, TP. Huế) tổ chức chương trình Ngày sách và văn hoá đọc Việt Nam.

Tổ chức ngày sách và văn hoá đọc Việt Nam
Tổ chức thi thử tốt nghiệp THPT cho học sinh lớp 12

Trong hai ngày 16 và 17/4, tất cả học sinh lớp 12 trên toàn tỉnh tham gia làm bài thi khảo sát theo đề chung, được tổ chức như kỳ thi tốt nghiệp THPT. Đây được xem là bước khảo sát kiến thức trước khi bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Tổ chức thi thử tốt nghiệp THPT cho học sinh lớp 12
Return to top