Thế giới Thế giới
Pháp bắt đầu chiến dịch dọn dẹp khu "Rừng Calais"
Khoảng 8g sáng 24/10 (tức 13g, giờ VN), chuyến xe đầu tiên đã lăn bánh chở theo nhóm người tị nạn đầu tiên rời khu vực Calais ở miền bắc nước Pháp. Đã có những xung đột xảy ra.
![]() |
Di dân chuẩn bị đồ đạc và xếp hàng ngay ngắn từ hửng sáng trước khi rời khỏi khu lán trại ở Calais - Ảnh: Reuters |
Hơn 1.200 cảnh sát đã có mặt quanh khu tập trung nổi tiếng của người tị nạn tại khu vực miền bắc nước Pháp từ đêm hôm trước để chuẩn bị cho đợt di dời.
Ngoài ra, hơn 500 nhà báo cũng được phép tiếp cận khu vực để kịp thời tường thuật sự kiện. Chính quyền tự tin đã chuẩn bị mọi kịch bản và sẵn sàng tiến hành chiến dịch theo kiểu minh bạch.
Theo kế hoạch, họ đã huy động khoảng 60 xe buýt lớn để chở các nhóm di dân đến các trại tị nạn khác nằm rải rác trên toàn nước Pháp.
Di dân xếp thành hàng ngay ngắn để chờ đến lượt lên xe. Họ được phát nước, bánh mì kẹp và trái cây để ăn trong quá trình di chuyển.
Trước đó, đã xảy ra một số vụ đụng độ giữa cảnh sát và di dân tại khu vực sơ tán, nơi những người này tụ tập chờ trước khi lên xe rời Calais.
Theo trang BBC, nhiều di dân muốn tìm đường sang Anh thay vì đến sống tại các trại tị nạn khác ở Pháp.
Để phản đối quyết định của chính quyền, họ đốt, đập phá đồ đạc, ném đá vào cảnh sát. Trong khi đó, lực lượng cảnh sát đáp trả bằng hơi cay.
![]() |
Một di dân bịt mặt bằng khăn choàng có cờ Anh đứng chờ trước khi rời khỏi Calais - Ảnh: Reuters |
Chính phủ Anh sẽ tiếp nhận khoảng 1.300 thiếu niên không có người đi cùng.
Ngoài ra, một nhóm người không có người thân tại Anh cũng vừa đặt chân đến nước này, dựa theo quy định trong luật Dubs. Luật này cho phép những người dễ bị tổn thương nhất được phép tị nạn tại Anh.
Khu "Rừng Calais" có gần 7.000 người tị nạn, đa số đến từ các quốc gia châu Phi và Trung Đông. Họ đổ xô về Calais để tìm cách sang Anh, mong muốn tìm được việc làm và cải thiện cuộc sống.
Tuy nhiên, khi khu trại này bị dỡ bỏ, toàn bộ số di dân bị giới chức Pháp đưa vào các trại tị nạn và buộc phải từ bỏ giấc mộng đến nước Anh.
![]() |
Các di dân thu dọn và mang theo toàn bộ đồ đạc để rời Calais - Ảnh: Reuters |
![]() |
Di dân đứng chờ trong đêm trước khi rời trại tị nạn Calais - Ảnh: Reuters |
![]() |
Để phản đối quyết định của chính quyền, di dân đốt, đập phá đồ đạc, ném đá vào cảnh sát - Ảnh: Reuters |
![]() |
Hơn 1.200 cảnh sát đã có mặt tại trại tị nạn từ đêm hôm trước để chuẩn bị cho đợt di dời - Ảnh: Reuters |
![]() |
Một số vụ đụng độ giữa cảnh sát và di dân đã xảy ra tại khu vực sơ tán, nơi những người này chờ trước khi lên xe rời Calais |
Theo Tuoitre
- Khách nước ngoài đến Nhật Bản tiếp tục vượt mức 100.000 người (19/08)
- Nga tiếp tục chuyển viện trợ nhân đạo cho người dân Ukraine (18/08)
- Sân bay Dubai của UAE nhộn nhịp chuẩn bị cho sự kiện World Cup (18/08)
- Thiếu hụt lao động, Australia cân nhắc tăng hạn ngạch nhập cư (18/08)
- Thái Lan không chào đón du khách tới hút cần sa (18/08)
- “Mê” trà sữa, Đông Nam Á chi 3,66 tỷ USD/năm, Việt Nam đứng thứ 3 khu vực (17/08)
- Dữ liệu lớn sẽ mang lại lợi ích hơn 100 tỷ USD cho Đông Nam Á (17/08)
- Bộ Phát triển Kinh tế Nga nâng dự báo khả quan với nền kinh tế (17/08)
-
Đức cấp lại visa trên hộ chiếu mẫu mới của Việt Nam có bổ sung nơi sinh
- Lạm phát, thiếu hụt lao động làm chậm đà phục hồi chi tiêu của các chuyến công tác
- Ấn Độ là “đối tác không thể thiếu” của Mỹ
- Bangladesh chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu
- Giải quyết ô nhiễm không khí phải ở quy mô toàn cầu
- Anh: Dịch vụ đường sắt bị ảnh hưởng do lái tàu trên cả nước đình công
-
Khu vực Nam bán cầu sẽ có cơ sở sản xuất vaccine mRNA đầu tiên
- Đức cấp lại visa trên hộ chiếu mẫu mới của Việt Nam có bổ sung nơi sinh
- Ấn Độ: Hành trình vươn mình thành “gã khổng lồ” mới nổi
- ILO: Lao động trẻ bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi những tác động của COVID-19
- CDC Mỹ đưa ra hướng dẫn phòng chống COVID-19 mới
- Trung Quốc chịu đợt nóng lớn nhất trong 60 năm