Thế giới

Pháp đề xuất người bệnh đã từng nhiễm COVID-19 chỉ cần tiêm 1 liều vaccine

ClockThứ Bảy, 13/02/2021 09:28
TTH.VN - Hội đồng Y tế cấp cao của Pháp (HAS) ngày 12/2 đưa ra khuyến cáo rằng những bệnh nhân đã từng mắc COVID-19 chỉ cần tiêm chủng 1 liều vaccine là đủ.

Hướng đến một ASEAN mạnh mẽ hơn hậu đại dịchPháp sẽ tiêm vaccine ngừa Covid-19 ngay tuần sauNgười dân ASEAN hình thành thói quen mới sau đại dịchCần 2 tỷ USD để phát triển vaccine ngừa COVID-19Indonesia cấm đón Giáng sinh và Năm Mới ở nơi công cộng do Covid-19

Pháp đề xuất người bệnh đã từng nhiễm COVID-19 chỉ cần tiêm 1 liều vaccine để đánh thức hệ thống miễn dịch. Ảnh minh họa: Reuters/Báo Nhân dân

Theo đó, HAS cho rằng những người từng nhiễm virus và bình phục đã phát triển phản ứng miễn dịch trong cơ thể tương tự như vaccine. Do đó, chỉ cần 1 liều vaccine COVID-19 là đủ. Trong đó, liều vaccine duy nhất này sẽ đóng vai trò “nhắc nhở”, đánh thức hệ thống miễn dịch của người bệnh vốn đã nhiễm virus trước đây về cách chống lại COVID-19.

Nếu được thông qua và đưa vào triển khai áp dụng, quyết định này sẽ đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng vaccine COVID-19 của Pháp.

Được biết, cả 3 loại vaccine được sử dụng ở Liên minh châu Âu (EU) bao gồm vaccine do Pfizer, Moderna và AstraZeneca đều được phát triển và sản xuất để sử dụng 2 liều, với mỗi liều cách nhau vài tuần.

Trong các nghiên cứu thử nghiệm, việc tiêm 2 mũi vaccine được chỉ ra là cách duy nhất để tăng khả năng miễn dịch lên mức cao nhất.

Kế hoạch được đưa ra trong bối cảnh Pháp bị chỉ trích nặng nề vì chậm triển khai chương trình tiêm chủng cho người dân nước này. Thủ tướng Pháp Jean Castex đã mô tả việc triển khai tiêm chủng của nước này là “có tốc độ nhanh chóng” và cam kết rằng 4 triệu liều vaccine – cả liều đầu tiên và liều thứ hai đều sẽ được tiêm chủng cho người dân trong tháng này.

Ngày 12/2, các nhà chức trách Pháp báo cáo rằng hơn 2,1 triệu người đã được tiêm 1 liều vaccine, trong đó với hơn 535.000 người, đây đã là mũi thứ hai.

Các nhà nghiên cứu tại Trường Y khoa Mount Sinai tại New York gần đây đã bắt đầu nghiên cứu tác dụng của vaccine trên bệnh nhân đã từng nhiễm COVID-19. Kết quả sơ bộ được đăng tải trên một trang Web dành cho các nhà nghiên cứu rằng trong số 109 người được tiêm vaccine, những người trước đó đã nhiễm bệnh có kháng thể cao hơn từ 10 – 20 lần chỉ sau mũi tiêm đầu tiên và tình trạng kháng thể này vẫn giữ ở mức cao hơn những người chưa từng mắc bệnh sau liều vaccine thứ hai.

Mặc dù là nghiên cứu nhỏ, nhưng nhóm các chuyên gia của trường Mount Sinai kết luận rằng những phát hiện cho thấy “chỉ nhận 1 liều vaccine sẽ không ảnh hưởng tiêu cực đến việc tiêm chủng trước đó”.

Tiến sĩ Viviana Simon của Mount Sinai, đồng tác giả báo cáo cho biết, điều quan trọng là những người đã nhiễm COVID-19 vẫn phải tiêm vaccine, không được bỏ qua khâu này. Tiêm ít nhất 1 liều sẽ thúc đẩy các kháng thể hiện có và mở rộng phổ kháng thể mới tạo ra. Điều này cực kỳ quan trọng khi các biến thể mới của virus đang xuất hiện và lây lan với tốc độ nhanh chóng.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Dịch vụ tốt sẽ thúc đẩy chuyển đổi giao thông xanh

Dù là xu hướng của tương lai, song để chuyển đổi giao thông xanh không phải là điều đơn giản. Ông Cung Trọng Cường, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và phát triển Thừa Thiên Huế đã có những trao đổi về chiến lược của tỉnh trong lĩnh vực này.

Dịch vụ tốt sẽ thúc đẩy chuyển đổi giao thông xanh
Phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy đầu tư xanh

Chiều 10/4, tại Nghệ An, Trường đại học Kinh tế, Đại học Huế phối hợp với Viện Nghiên cứu kinh doanh, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Trường đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng và Trường đại học Kinh tế Nghệ An tổ chức hội thảo khoa học Quốc gia “Phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy đầu tư xanh hướng tới mục tiêu phát triển bền vững”.

Phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy đầu tư xanh
Return to top